C./ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VĂN BẢN NHÀ NƯỚC TẠI VĂN PHÒNG UBND HUYỆN

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng quản lý văn bản quản lý nhà nước tại văn phòng ủy ban nhân dân huyện ý yên (Trang 38 - 40)

- Các đơn vị thuộc UBND Huyện UBND các xã, thị trấn

C./ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VĂN BẢN NHÀ NƯỚC TẠI VĂN PHÒNG UBND HUYỆN

NHÀ NƯỚC TẠI VĂN PHÒNG UBND HUYỆN

Cùng với thực trạng nêu trên, tôi đã chỉ ra được những yêu cầu khách quan, cấp bách mang tính lý luận và thực tiễn đòi hỏi phải tăng cường quản lý văn bản. Từ đó, đã đề xuất hệ thống các giải pháp khả thi:

Thứ nhất: Các giải phải pháp có liên quan tới hoàn thiện cán bộ, công chức trên cả bốn mặt cơ bản của chỉnh thể thống nhất “con người”: thức, tâm, lực và hành.

Thứ hai: Hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ và tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác văn thư.

Thứ ta: Tăng cường cơ sở vật chất cho công tác quản lý văn bản.

Thứ tư: Về quản lý, xử lý và luân chuyển văn bản hồ sơ theo quy trình một cửa.

Thứ năm: Nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học công nghệ, tin học vào trong công tác văn thư; không ngừng hiện đại hóa công tác văn thư và công tác quản lý văn bản.

Thứ sáu: Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cần được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ. Trước khi ban hành phải qua kiểm tra của các đơn vị: Văn phòng UBND huyện, Phòng Tư pháp huyện, Sở Tư pháp tỉnh.

Thứ bẩy: Trong công tác chỉ đạo điều hành chung của UBND huyện, chủ tịch UBND huyện, xét các công việc cụ thể ta phân loại và sử dụng hình thức văn bản phù hợp, không lẫn giữa văn bản chỉ đạo với công văn hành chính thông thường để chỉ đạo, điều hành công việc có hiệu quả hơn.

Tóm lại, Văn bản vừa là công cụ quản lý vừa đối tượng quản lý cho nên công tác quản lý văn bản là công tác không thể thiếu được đối với hoạt động quản lý nhà nước. Công việc của mọi cơ quan nhà nước được tiến hành nhanh hay chậm, thiết thực hay quan liêu, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước có đảm bảo hay không, phần lớn là do việc tổ chức quản lý văn bản có khoa học, hợp lý hay không mà trong đó quan trọng nhất là việc tổ chức chu chuyển văn bản đến và văn bản đi. Thực trạng quản lý văn bản trong các đơn vị tồn tại nhiều bất cập, cho nên tìm kiếm và nghiên cứu áp dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý văn bản nhằm tăng cường quản lý văn bản đang là một yêu cầu cấp bách của mọi cấp văn phòng./.

Tài liệu tham khảo:

Luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật ngày 16/12/1996 và Luật bổ xung một số điều của luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật ngày 16/12/2002;

Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về việc kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật;

Nghị định số172/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ về quy định cơ cấu, tổ chức bộ máy, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện;

Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư;

Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLB-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 của Bộ Nội vụ - Văn phòng chính phủ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản;

Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản;

Quyết định số 4538/QĐ-UBND ngày 16 /9 / 2009 của UBND Huyện về việc ban hành Quy chế làm việc của UBND Huyện khóa không tổ chức hội đồng nhân dân;

Quy chế làm việc của UBND huyện./.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng quản lý văn bản quản lý nhà nước tại văn phòng ủy ban nhân dân huyện ý yên (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w