Phát triển kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Trang 36)

Phát triển kinh doanh

P.Triển khai nghiệp vụ và dịch vụ khách hàng. và dịch vụ khách hàng P.Marketing và bán hàng P.Kỹ thuật và phát hành. Phòng Quản lý đơn vị chấp nhận thẻ và cấp phép

Phòng Quản lý rủi ro.

Trung tâm Hỗ trợ dịch vụ thẻ miền Trung

Trung tâm Hỗ trợ dịch vụ thẻ miềnNam

(Nguồn: Quyết định thành lập Trung tâm thẻ 10/2007)

Chức năng của Trung tâm thẻ: nghiên cứu phát triển, quản lý, điều hành, tổ

chức thực hiện, kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh thẻ tại NHCT.

Nhiệm vụ chính của trung tâm thẻ NHCT VN là:

- Nghiên cứu phân tích thị trường và khả năng nguồn lực của NHCT VN để xâu dựng chính sách, mục tiêu và kế hoạch phát triển kinh doanh thẻ trên cả hai lĩnh vực phát hành và thanh toán.

- Ban hành các văn bản hướng dẫn , xây dựng qui trình vận hành về hoạt động kinh doanh thẻ trong toàn hệ thống NHCT VN.

- Kiểm soát, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến phát hành và thanh toán thẻ. - Quản lý và vận hành hệ thống máy móc thiết bị liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ. Xây dưng quy chế và phối hợp cac đối tác, chi nhánh trong việc xử lý những trục trặc, hỏng hóc,… để đảm bảo tính liên tục của hệ thống.

- Thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ thẻ cho các cán bộ thẻ tại các chi nhánh. Tổng hợp các báo cáo về hoạt động kinh doanh thẻ của toàn hệ thống.

Giám đốc trung tâm thẻ chịu trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động thẻ. Giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc, dưới sự điều hành của phó giám đốc trực tiếp,các phòng thực hiện nghiệp vụ quản lý và hướng dẫn bộ phận thẻ tại chi nhánh. Các phòng và 2 trung tâm hỗ trợ đảm trách các công việc chung, quản lý hệ thống, chương trình tổng thể, đầu mối chung nghiệp vụ, chỉ làm việc với đối tác và các khách hàng lớn khi có đề nghị hỗ trợ từ phía chi nhánh, không trực tiếp giao dịch với khách hàng. Chịu trách nhiệm giao dịch với khách hàng sẽ là mạng lưới chi nhánh sẵn có của NHCT. Trong mô hình TTT, NHCT đang xây dựng một mạng lưới nghiệp vụ thẻ dưới chi nhánh bao gồm các tổ thẻ hoặc cán bộ chuyên trách tùy thuộc vào tình hình công việc cụ thể phát sinh. Việc thành lập TTT đã nâng cao tính chủ động, thẩm quyền xử lý và giải quyết các nghiệp vụ thẻ, qua đó tạo điều kiện cho NHCT có thể đẩy nhanh hoạt động phát triển các SP & DV thẻ, đáp ứng và tận dụng tối đa các cơ hội phát triển thị trường.

1.6.3 Hoạt động kinh doanh thẻ tại Vietinbank:

1.6.3.1 Hoạt động phát hành thẻ:

a. Phát hành thẻ ATM:

Hiện nay VietinBank đang triển khai hệ thống ATM Gentronics (Gentronics là công ty cung cấp phần mềm ATM cho VietinBank) và đây là sản phẩm ATM chính thống của VietinBank.

Quy trình phát hành

ATM VietinBank là hệ thống quản lý tập trung tại TT Thẻ. Trong những năm qua, nhằm thực hiện tốt các chính sách chăm sóc khách hàng và giảm bớt khối lượng công việc tập trung tại TT Thẻ, tại các chi nhánh đã được trang bị màn hình "máy trạm Mosaic" để chi nhánh có thể theo dõi, kiểm tra tình hình sử dụng thẻ ATM của khách hàng. Quy trình phát hành thẻ ATM cho khách hàng được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Khách hàng điền thông tin cá nhân và đơn xin mở thẻ.

Bước 2: Nhân viên ngân hàng tại chi nhánh thẩm tra hồ sơ khách hàng, nếu đồng ý cho mở thẻ thì nhập thông tin vào hệ thống để gửi dữ liệu lên Phòng thẻ tại trung tâm thẻ.

Bước 3: TT Thẻ in PIN, thẻ và gửi cho chi nhánh để trả thẻ cho khách hàng. Ưu điểm của quy trình này là TT Thẻ có thể kiểm soát chặt chẽ vật tư, thiết bị, hạch toán kế toán tập trung tại TT Thẻ, các thao tác in PIN và thẻ được thực hiện an

toàn. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của nó là thời gian khách hàng nhận được thẻ quá lâu, nhất là khi phát hành tại những chi nhánh ở khu vực phía Nam thì phải mất 3-5 ngày mới nhận được thẻ; khối lượng công việc tập trung quá nặng tại TT Thẻ nên tận dụng được hết nhân lực vật lực trong hệ thống.

Các sản phẩm thẻ ATM

Thẻ ATM là thẻ ghi nợ, dùng để rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hay thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại các ĐVCNT của VietinBank trên phạm vi toàn quốc căn cứ vào số tiền thực có trên tài khoản của khách hàng. Trong quá trình sử dụng thẻ, số dư trên tài khoản khách hàng được hưởng lãi suất không kỳ hạn của VietinBank tuỳ theo từng thời kỳ. Với hạn mức rút tiền linh hoạt, mức phí dịch vụ cạnh tranh và dịch vụ tại ATM phong phú, thẻ ATM VietinBank hiện đang là sản phẩm có tính cạnh tranh nhất trên thị trường. Đến tháng 8/2006 VietinBank đã chính thức nâng cấp dòng thẻ ATM và ra mắt thương hiệu thẻ ghi nợ Epartner. Sản phẩm thẻ Epartner với nhiều thương hiệu như G- card, C-card, S-Card, Pink-Card, 12 con giáp, thẻ lien kết, thẻ phụ…

Số lượng thẻ ATM phát hành

Sau một thời gian hoạt động nghiệp vụ thẻ ATM VietinBank đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, cụ thể:

Biểu đồ 2.5: Số lượng thẻ ghi nợ E-Partner phát hành giai đoạn 2005-2010

Đơn vị: nghìn chiếc

(Nguồn: Báo cáo hoạt động thẻ Vietinbank năm 2005-2010)

Số liệu trên thể hiện sự nỗ lực của Lãnh đạo cũng như toàn bộ cán bộ thẻ tại VietinBank trong quá trình phát triển dịch vụ thẻ. Bên cạnh việc phát triển tính

năng của ATM, VietinBank đã không ngừng mở rộng mạng lưới thanh toán thẻ trên phạm vi toàn quốc. Năm 2008, theo thống kê tổng số thẻ E-Partner phát hành là 2,3 triệu thẻ E-Partner chiếm 17% thị phần. Cuối năm 2010, số lượng thẻ ghi nợ nội địa đạt gần 5 triệu thẻ chiếm 18% thị phần và quy mô này ngày một mở rộng thêm nhiều đối tượng khách hàng. Điều đó chứng tỏ uy tín của Vietinbank trên thi trường. Càng ngày càng nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm này bởi nhiều tính năng và sự tiện dụng của nó.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w