2006 2007 2008 2009 2010 Tổng tài sản ( tỷ đồng)115,766135,442 166,113 193,590 243,785 367,

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Trang 33)

Vốn huy động (tỷ đồng) 108,605 126,625 151,459 174,905 220,591 339,699 Lợi nhuận trước thuế ( tỷ đồng ) 423 599 1,529 2,436 3,373 4,598

Tốc độ tăng trưởng huy động vốn và tổng tài sản:

Từ năm 2005- 2010, tổng số vốn huy động của Vietinbank đã tăng lên hơn 3 lần từ 108.605 tỷ năm 2005 lên đến 339.245 tỷ năm 2010. Điều này khẳng đinh sự lớn mạnh về cả quy mô lẫn uy tín Vietinbank.

Biểu đồ 2.2:Nguồn vốn huy động của Vietinbank giai đoạn 2005-2010

( Nguồn báo cáo thường niên Vietinbank 2005-2010)

Tăng tổng tài sản:

Năm 2005 tổng tài sản của Vietinbank là 115.766 tỷ đồng, cuối năm 2010 con số này lên tới 367.712 tỷ đồng. Cơ cấu tài sản nợ có đã được điều chỉnh theo hướng an toàn,chất lượng hiệu quả, bền vững. Những con số này đã thể hiện sự tăng trưởng và phát triển không ngừng nghỉ của VietinBank, khẳng định vị thế của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam luôn là một trong những ngân hàng có quy mô lớn nhất Việt Nam.

Biểu đồ 2.3: Tổng tài sản Vietinbank giai đoạn 2005-2010

( Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank 2005-2010)

Lợi nhuận ròng tăng:

( Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank 2005-2010)

Nhìn vào biểu đồ thấy rõ sự phát triển vượt bậc của Vietinbank , lợi nhuận ròng từ 423 tỷ lên tới 4.598 tỷ đồng, tăng hơn 10 lần trong 6 năm. Lợi nhuận tăng nhờ vào việc thu thuần từ lãi tăng và thu được nợ đã xử lý từ dự phòng rủi ro tín dụng. Điều này cho thấy với khả năng quản lý nhạy bén và kiểm soát phòng ngừa rủi ro tốt đã mang lại kết quả cao trong bối cảnh nhiều bất lợi của ngành ngân hàng.

Trong quá trình hình thành và phát triển, VietinBank không ngừng cải tiến các sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt nhất. Trong tương lai không xa, khách hàng có thể sử dụng các sản phẩm ngân hàng tiên tiến nhất như hệ thống thanh toán điện tử 24/24h, dịch vụ ngân hàng Internet, dịch vụ ngân hàng tại nhà, ngân hàng điện thoại, bán lẻ ...vv. Suốt những năm qua, VietinBank luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Với uy tín cao trong và ngoài nước, ngày càng có nhiều doanh nghiệp, gia đình, cá nhân ...vv đến với VietinBank.

1.6 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂNHÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM: HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM:

1.6.1 Sự ra đời và phát triển hoạt động kinh doanh thẻ Ngân hàng TMCPCông Thương Việt Nam: Công Thương Việt Nam:

Sau nhiều nỗ lực nghiên cứu nhằm đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, năm 1997 VietinBank tham gia vào thị trường thẻ với tư cách là đại lý thanh toán thẻ Visa và MasterCard cho Ngân hàng UOB (United Oversea Bank) của Singapore có chi nhánh đặt tại TP HCM. Tại thời điểm này thị trường thẻ Việt Nam bắt đầu sôi động với sự tham gia của một số Ngân hàng cổ phần và nước ngoài nên việc mở rộng các ĐVCNT trở nên rất khó khăn. Tuy vậy, bằng các chính sách mềm dẻo, VietinBank đã nỗ lực hết mình để mở rộng mạng lưới ĐVCNT của riêng mình, đáp ứng nhu cầu khách hàng sử dụng và thanh toán thẻ tại một số tỉnh thành quan trọng

như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Hải Phòng…

Năm 1999, VietinBank trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ Visa và đồng thời trở thành Ngân hàng thanh toán thẻ tín dụng. Thời điểm này đánh dấu chặng đường phát triển mới của dịch vụ thẻ VietinBank trong quá trình hiện đại hoá và hội nhập quốc tế với việc triển khai thêm nhiều đại lý rút tiền ATM và ĐVCNT ở nhiều tỉnh thành trên toàn quốc.

Tháng 10/2000, sau nhiều nỗ lực nghiên cứu thị trường và đầu tư công nghệ hiện đại, VietinBank đã chính thức khai trương hệ thống thẻ ATM hiện đại và có quy mô lớn nhất ở Việt Nam.

Vào cuối năm 2002, VietinBank trở thành thành viên chính thức của tổ chức MasterCard. Đây là cơ hội thuận lợi để VietinBank chính thức phát hành thẻ tín dụng quốc tế Visa, MasterCard vào năm 2004 với hai loại thẻ vàng và thẻ chuẩn. Sau 6 tháng triển khai đã có 1.000 thẻ tín dụng được phát hành với doanh số hơn 1 tỷ VNĐ/tháng.

23/11/2009: VietinBank chính thức triển khai dịch vụ thanh toán thẻ JCB, đây là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của cán bộ nhân viên và lãnh đạo Ngân hàng VietinBank trong việc đẩy nhanh các dịch vụ thanh toán.

Sau 5 năm hoạt động (từ 2003-2007), với mô hình hoạt động Phòng Dịch vụ thẻ của NHCT tại Trung ương và chi nhánh đã bộc lộ ra những yếu kém nhất định như: mô hình cấp Phòng của Phòng Dịch vụ thẻ tại Trung ương không đủ chức năng và quyền hạn để thực thi các nhiệm vụ theo yêu cầu phát triển của các sản phẩm và dịch vụ thẻ; đội ngũ cán bộ tại Phòng Dịch vụ thẻ và các chi nhánh còn thiếu, ảnh hưởng không ít đến khả năng và tốc độ triển khai các công tác nghiệp vụ; công tác triển khai các hoạt động kinh doanh thẻ nhiều khi không thể triển khai được một cách nhanh chóng do hạn chế về tính phối hợp giữa Phòng ban nghiệp vụ liên quan và do cơ chế chung của NHCT. Vì vậy, việc thành lập Trung tâm thẻ (TTT) là hết sức cần thiết. Xuất phát từ mô hình tổ chức của Phòng Dịch vụ thẻ và trên cơ sở tham khảo mô hình tổ chức của một số TTT trong nước và khu vực đồng thời tuân thủ theo các nguyên tắc đặt ra, Vietinbank đã thành lập Trung tâm thẻ năm 2008

1.6.2 Mô hình kinh doanh thẻ

Sơ đồ 2.4: Cơ cấu tổ chức trung tâm thẻ Vietinbank:

Đàm Thị Xuân

Ngân hàng 49A

33

Giám đốc

Các Phó Giám đốc

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Trang 33)