Gian lận trong lĩnh vực thanh toán:

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Trang 52 - 53)

b. Hoạt động thanh toán thẻ tín dụng quốc tế: Mạng lưới ĐVCNT:

1.7.1.2Gian lận trong lĩnh vực thanh toán:

Bảng 2.10 :Tình hình gian lận thanh toán thẻ Vietinbank

Gian lận thanh toán 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Rủi ro Visa - USD 118,562 361,414 391,982 495,352 336,530 363,940 Rủi ro Master -USD 90,106 183,577 252,130 243,455 244,394 219,792 Rủi ro E-Partner 0 0 17,500 28,200 33,700 46,200

Tại VietinBank

(USD) 208,668 544,991 661,612 767,007 614,624 629,932

Tại Vietnam (USD) 1,151,591 3,604,435 6,570,124 9,174,720 13,161,107 16,533,645 Ty le thiệt hại

Vietinbank/vietnam 18.12% 15.12% 10.07% 8.36% 4.67% 3.81%

(Nguồn :Tài liệu tập huấn rủi ro – Phòng quản lý rủi ro trung tâm thẻ Vietinbank.)

Về mặt thanh toán thẻ , đã có nhiều dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang là khu vực nhắm đến của các tổ chức tội phạm thẻ, nơi thẻ giả làm từ các nước khác được tội phạm đưa vào sử dụng tại thị trường Việt Nam. Cùng với sự cảnh báo kịp thời từ các tổ chức thẻ quốc tế, Vietinbank dã tăng cường công tác giám sát hoạt động của các ĐVCNT , kết quả la đã phối hợp được với công an bắt được một số tội phạm giả mạo thẻ tại Hà Nội và TP Hồ Chi Minh.Tình hình gian lận trong hoạt động thanh toán thẻ tại Vietinbank nói riêng và trên thị trường Việt Nam nói chung trong thời gian quan có sự biến động khá lớn

Mức độ thiệt hại do gian lận thẻ trong hoạt động thanh toán, sử dụng thẻ Vietinbank tăng lên và cao hơn rât nhiều so với thiệt hại trong hoạt động phát hành:

Trong giai đoạn 2005-2010, là giai đoạn bùng nổ các giao dịch giả mạo trong thanh toán thẻ của Vietinbank, Những thiệt hại trong gian lận thẻ xảy ra và có xu hướng phat triển trong tương lai. Ta có thể thấy thiệt hại gian lận trong nghiệp vụ thanh toán lớn hơn và phổ biến hơn rất nhiều so với nghiệp vụ phát hành ( từ 3.5 đến 5 lần trong giai đoạn 2005-2010) và tăng qua các năm. Năm 2005, thiệt hại mức 208.668 USD tuy nhiên đến năm 2010 con sô thiệt hại gâp 3 lần ( ứng với giá trị 629.932 USD). Năm 2006 thiệt hại Vietinbank tăng 336.322 USD ( ứng với 161.18%) và chiếm 15.12% tổn thất của Việt Nam. Đên năm 2007, thiệt hại cũng vẫn tiếp tục tăng nhưng tốc độ đã giảm xuống chỉ còn 15.93% tuy nhiên giá trị tuyệt đối vẫn lớn khoảng 105.395USD. Năm 2009, do chính sách quản lý rủi ro và nỗ lực của cán bộ trung tâm thẻ Vietinbank, ngân hàng đã hạn chế được thiệt hại xuống

còn 614.624 USD tức là giảm 152.383 USD so với 2008. Tuy nhiên năm 2010 thiệt hại lai bắt đầu tăng.Nguyên nhân là do Vietinbank mở rộng hệ thống thẻ tín dụng, doanh số thanh toán tăng đột biến. Kéo theo đó là sự khó khăn trong việc nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro.

Bảng 2.11 :So sánh tình hình gian lận thanh toán thẻ qua các năm

Gian lận phát hành

2005 so với 2006 2007 so voi 2006 2008 so voi 2007 2009 so voi 2008 2010 so voi 2009tuyệt đối tương

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Trang 52 - 53)