Kiến nghị đến Ngân hàng Nhà Nước:

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Trang 83 - 85)

b. Hoạt đông thanh toán thẻ:

1.11.3.3 Kiến nghị đến Ngân hàng Nhà Nước:

Qui chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ NH ban hành theo quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/05/2007 thay thế cho quyết định 371/1999/QĐ-NHNN1 phần nào đã theo kịp sự phát triển của thị trường. Tuy nhiên vẫn chưa có qui định về xử phạt vi phạm đối với các chủ thể tham gia dẫn đến khi có vi phạm các NH đều lúng túng, thiếu tính thống nhất, làm giảm lòng tin khách hàng. Vậy NHNN cần sớm sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản phù hợp hơn, trong đó cần qui định các hành vi liên quan đến hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, đặc biệt là việc tranh chấp, gian lận để làm cơ sở xử lý khi sự cố xảy ra.

thống NHTM VN

Nhằm tránh việc đầu tư chồng chéo, lãng phí, không đồng bộ giữa các NHTM VN về công nghệ thẻ cũng như công nghệ kiểm soát rủi ro thẻ, đặc biệt trong tiến trình chuyển đổi công nghệ thẻ từ sang công nghệ thẻ chip, NHNN với vai trò điều phối ở tầm vĩ mô cần đưa ra định hướng đầu tư công nghệ thẻ để trên cơ sở đó, các NHTM VN xây dựng định hướng phát triển của mình. Ngoài ra, NHNN còn có nhiệm vụ tạo dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM nói chung và ngân hàng quốc doanh nói riêng mà trong đó cần xây dựng các khung pháp lý, các chế tài quy định và xử lý các vi phạm của các ngân hàng có biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh nhằm mục đích trục lợi và làm thương tổn đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng khác.

Mặt khác, để hỗ trợ cho dịch vụ thẻ phát triển, Ngân hàng Nhà Nước cần hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử quốc gia, thúc đẩy việc mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng. Các NHTM đã và đang triển khai hệ thống thanh toán điện tử nội bộ của mình để kết nối với hệ thống thanh toán quốc gia. Do vậy, mạng lưới thanh toán đã hình thành rộng khắp cả nước, tạo điều kiện bước đầu cho khả năng thanh toán thẻ. Tuy nhiên, việc tăng cường tiến độ hiện đại hoá ngân hàng, khuyếch trương và khuyến khích cá nhân mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho nghiệp vụ thẻ phát triển không chỉ là nỗ lực của một ngân hàng đơn lẻ mà còn là vai trò quản lý, chỉ đạo, định hướng của NHNN.

Hoàn thiện các văn bản pháp lý về thẻ:

Khung pháp lý của Việt Nam cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của các NHTM VN còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ và đầy đủ. Vì vậy, trên cơ sở đáp ứng yêu cầu thực tiễn thúc đẩy phát triển thị trường thẻ Việt Nam trong thời gian tới, NHNN cần hoàn thiện các văn bản pháp quy về thẻ, tạo ra quy tắc chung và chuẩn mực trong nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tại Việt Nam. NHNN cần nghiên cứu và trình Chính phủ, Quốc hội ban hành các quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ thẻ để điều chỉnh các hành vi liên quan, đặc biệt liên quan đến giải quyết các tranh chấp, rủi ro, làm cơ sở để xử lý khi xảy ra. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi rủi ro thẻ lại liên quan đến yếu tố nước ngoài sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

Một trong những giải pháp trước mắt là chỉnh sửa, bổ sung một số các qui định tại Quyết định 371 về quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng, bổ sung qui định cụ thể về mức trích lập, hình thức trích lập, nguồn trích lập… tại

Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về việc trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ. Đồng thời, chỉnh sửa, bổ sung chính sách quản lý ngoại hối nhằm phù hợp với tính chất thanh toán thẻ quốc tế và ban hành các văn bản dưới luật, hướng dẫn cụ thể về giao dịch qua mạng… cho phù hợp với thực tế phát triển của dịch vụ thẻ ở Việt Nam .

Đồng thời NHNN cũng cần có những biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với các ngân hàng vi phạm quy định chung trong hoạt động thẻ nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh góp phần thúc đẩy thị trường thẻ tại Việt Nam phát triển.

Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng cá nhân:

Hiện nay, Trung tâm thông tin tín dụng NHNN và hệ thống thông tin tín dụng chủ yếu cung cấp thông tin về khách hàng doanh nghiệp cho các NHTM, giúp các ngân hàng đánh giá doanh nghiệp để quyết định đầu tư mà chưa đề cập đến số lượng khách hàng cá nhân. Do vậy, hệ thống thông tin tín dụng cần được tiếp tục bổ sung thông tin về chủ thẻ tín dụng của các NHTM. Đây sẽ là nguồn thông tin quan trọng để các NHTM tiến hành thẩm định, tính điểm khách hàng một cách chính xác, khách quan, từ đó hạn chế rủi ro tín dụng thẻ.Trước tiên, NHNN cần xây dựng các yêu cầu bắt buộc đối với các NHPH trong việc cập nhật các thông tin của chủ thẻ vào hệ thống thông tin chung, trên một nền tảng công nghệ thống nhất.Cần thiết phải thành lập riêng Trung tâm Thông tin tín dụng cá nhân, phục vụ cho dịch vụ ngân hàng bán lẻ, trong đó có dịch vụ thẻ. Mô hình này đã rất thành công tại Đài Loan, Singapore, Malaysia… Trung tâm đã cung cấp thông tin cho các ngân hàng trong việc thẩm định khách hàng cá nhân và hỗ trợ các ngân hàng phát triển loại hình dịch vụ phục vụ người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w