Xe đạp thồ Điện Biên

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử điện biên phủ để đẩy mạnh phát triển du lịch điện biên trong mối liên kết với vùng tây bắc (Trang 112)

“Xe đạp Thồ” xuất hiện từ chiến dịch biên giới -1952. Chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm nổi danh “Xe đạo Thồ”, trở thành “Vua vận tải của chiến dịch Điện Biên Phủ”. Nói đến Điện Biên Phủ, người ta phải nói đến chiến công của xe đạp thồ và xe đạp thồ trở thành “Chiến hiệu” kỳ danh trong lịch sử chiến tranh thế giới. Năm 1968 đến 1970, xe đạp thồ lại tái hiện khi Thanh Hóa được giao lập đoàn xe thồ hỏa tuyến để phục vụ cho các binh trạm từ Nghệ An đến Bình Phước, kéo dài 1600 Km. Đoàn xe thồ được thành lập làm 2 đợt : Đợt 1. gồm 2500 xe, chia làm 25 đại đội : Đợt 2. gồm 2400 xe, chia thành 24 đại đội. Mang tinh thần Điện Biên Phủ, đoàn xe được đặt tên : “Xe thồ hỏa tuyến Điện Biên – Trường Sơn”. Đoàn xe thồ phục vụ chiến dịch, đưa tiền vào nam cho đến 1970, khi đã có đường xe cơ giới, đoàn xe thồ giải thể.

Xe thồ Điện Biên một biểu tượng kỳ diệu, độc đáo, duy nhất trong các cuộc chiến của nhân loại. Chiến tích của xe thồ đã góp phần quan trọng đập tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ có 87.000 người, trong đó dân công phục vụ là 33.000, với tổng số 12 triệu ngày công. Các phương tiện vận tải thô sơ bao gồm: 20.911 xe đạp thồ, 11.800 bè mãng , 7.000 xe cút kit, 1.800 xe trâu, 325 xe ngựa; đã vận chuyển 25.000 tấn lương thực, trong đó : 14.900 tấn gạo, 266 tấn muối, 62 tấn đường, 577 tấn thịt, 565 tấn lương khô cho bộ đội.

113

Hơn 2 vạn người đẩy xe đạp thồ. Mỗi xe thồ từ 100 – 300 kg, theo Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, thì 1 xe thồ mang gấp 10 lần trọng lượng, nhưng ăn trên đường lại giảm 10 lần, vậy một xe thồ có hiệu suất bằng 100 dân công gánh bộ. Một đêm xe đạp thồ đi được 25 km, trong khi xe cơ giới chỉ đi được 15 km. Nếu 2 xe đạp gá lại, có thể chở được 2 thương binh nằm, hoặc 4 thương binh ngồi. Người chiếm kỷ lục thồ là Ma Văn Thắng, 34 tuổi. Anh đạt kỷ lục 352 kg (có tài liệu ghi 400 kg). Trong suốt chiến dịch, Ma Văn Thắng đã thồ 3700 kg, vượt qua 2.100 km đường rừng núi.

Tính thông minh sáng tạo, ý chí quyết giành thắng lợi đã thôi thúc các đoàn xe thồ hăng hái, vượt qua mọi hy sinh, gian khổ, vận chuyển lương thực tới đích. Núi rừng rộn ràng tiếng “hò xe thồ”:

Khuỳnh khuỳnh một chiếc tay ngang

Đèo cao đẩy vượt, suối dài vác vai, Dù cho mưa bão, đạn bom

Lương thực đạn dược đoàn ta cứ thồ.

Ký giả Jules Roy đã nhận định: “không phải viện trợ bên ngoài đã đánh bại Tướng Navarre, mà chính là những chiếc xe đạp thồ 200 – 300 kg hàng hóa và đẩy bằng sức người – những người ăn chưa đủ no, ngủ thì nằm ngay dưới đất, trên tấm nilong

Cái đã đánh bại Tướng Navarre không phải là phương tiện, mà là sự thông minh và ý chí của đối phương.”

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử điện biên phủ để đẩy mạnh phát triển du lịch điện biên trong mối liên kết với vùng tây bắc (Trang 112)