- Đối với thị trường khách du lịch quốc tế: Dựa trên các đặc điểm về địa lý, lịch sử và điều kiện phát triển về cơ sở hạ tầng cũng như các kết quả nghiên cứu thứ
1. Sản phẩm du lịch Điện Biên và khách du lịch.
1.1 Sản phẩm du lịch Điện Biên
Du lịch lịch sử là một dòng sản phẩm trong loại hình du lịch văn hóa. Du lịch lịch sử là sự di chuyển của con người bởi động cơ chính là tìm hiểu về truyền thống, lịch sử đấu tranh cách mạng kiên cường anh dũng để làm nên lịch sử vẻ vang hào hùng oanh liệt của mỗi nơi đến. Đối tượng để thỏa mãn nhu cầu này là các di tích lịch sử -văn
77
hóa. Di tích lịch sử -văn hóa là các công trình kiến trúc, các đồ vật , di vật có liên quan đến các nhân vật, sự kiện lịch sử , các hoạt động văn hóa xã hội thuộc về cá nhân hay cộng đồng người trên địa bàn cụ thể. Các giá trị của di tích lịch sử – văn hóa tự thân nó không là sản phẩm du lịch. Các giá trị này cần được khai thác, sắp xếp vào trong một giới hạn các dịch vụ và phương tiện để thực hiện. Điều 4, chương I, Luật Du lịch Việt Nam giải thích “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”. Các thành phần này nếu không nằm trong một chu trình hoàn chỉnh sẽ dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp, không đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Như vậy, sản phẩm du lịch Điện Biên Phủ bao gồm ba thành phần chính (xem hình 1)dưới đây:
Thành phần cốt lõi bao gồm giá trị của di tích chiến thắng Điện Biên Phủ cùng với các dịch vụ du lịch lịch sử đặc biệt như là thông tin, hướng dẫn, giáo dục .Thành phần thứ hai là tiện nghi, dịch vụ du lịch nói chung. Bao gồm :Cơ quan du lịch và trung gian lữ hành, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch thiết yếu, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bổ sung. Thành phần thứ ba là kết cấu hạ tầng giao thông. Bao gồm giao thông tĩnh và giao thông động thuộc lĩnh vực công cộng và tư nhân.
Sản phẩm du lịch Điện Biên Phủ được tạo ra từ các nguồn lực với sự tham gia tích cực của các bên có liên quan trên cơ sở khai thác các giá trị của quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ nhằm làm thỏa mãn các nhu cầu khi đi du lịch của con người và phát triển bền vững của Tỉnh Điện Biên. Điểm cần lưu ý là mọi nguồn lực để tạo ra sản phẩm du lịch đều phải dựa trên cơ sở tại chỗ gắn với bảo tồn di tích. Hơn nữa cốt lõi của sản phẩm du lịch Điện Biên phải là giá trị nguyên bản của di tích chiến trường Điện Biên Phủ được bảo tồn và tái hiện sinh động bằng các phương tiện nghe nhìn hiện đại.
78
Hình 1 Các thành phần cấu thành sản phẩm du lịch Điện Biên Phủ
HẠ TẦNG GIAO THÔNG Đường xá Đường xá Biển báo Bến bãi đậu xe Vận chuyển khác O to buyt Taxi Tàu thủy Tàu bay Xe điện Oto du lịch Oto Tiện nghi và dịch vụ Văn phòngdlL du lich Cơ quan du lịch quốc gia
Câu lac bô du lịch Đại lý lữ hành Điều hành TOUR TTour Ngân hàng Cửa hàng Quán giải khát Nhà hàng Khuôn viên Công viên Khách sạn
Di tích chiến thắng Điên Biên Phủ
Thông tin và giáo dục về giá trị của di tích
79
1.2 Thị trường khách tiêu dùng sản phẩm du lịch lịch sử Điên Biên Phủ
Khách - người tiêu dùng quyết định sự phát triển sản phẩm du lịch Điện Biên Phủ. Sự hài lòng của khách sau chuyến tham quan là thước đo quan trọng nhất để đánh giá uy tín thương hiệu du lịch Điện Biên. Để phát huy giá trị của khu di tích chiến trường Điện Biên Phủ thành sản phẩm du lịch cụ thể thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách du lịch đòi hỏi chủ thể quản lý phải hiểu đặc điểm tiêu dùng của khách, quy hoạch, thiết kế sản phẩm, truyền bá và đưa sản phẩm đến với khách.
Vì thời gian lưu lại tại điểm du lịch thường ngắn, khách thường không thể tìm hiểu tường tận về nguồn gốc và khái quát một đối tượng di tích khi họ tiếp cận. Hơn thế nữa, đại đa số khách du lịch ngày nay không được chuẩn bị kỹ trước chuyến đi về lịch sử của nơi đến du lịch. Khách du lịch muốn có trải nghiệm, suy ngẫm trước những di tích như nó vốn có. Đến với Điện Biên Phủ không phải chỉ có xem bảo tàng mà họ muốn sờ mó được di tích chiến tranh, muốn có được một kỷ vật từ nơi này. Du khách đến tham quan Điện Biên Phủ với hai mục tiêu chính. Thứ nhất, là để có cái nhìn sâu hơn về sự kiện lịch sử Điện Biên Phủ trong quá khứ và cảm nhận được mối liên hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Thứ hai là để được trực tiếp chứng kiến cuộc sống bản địa xung quanh di tích. Trong suốt chuyến đi họ cần phải được thoả mãn các nhu cầu thiết yếu về ăn, ở, đi lại làm cơ sở cho việc tiếp cận với các giá trị lịch sử của Điện Biên Phủ – đối tượng thỏa mãn nhu cầu đặc trưng (nhận thức và cảm thụ) trong chuyến đi. Không phải mọi khách du lịch đều quan tâm như nhau đến các thành phần cấu thành sản phẩm du lịch tại các di tích văn hóa lịch sử. Có các mức độ khác nhau trong động cơ tiêu dùng. Theo các nhà nghiên cứu du lịch có 4 loại khách được mô tả ở hình 2.
Loại khách tương ứng với vòng tròn (1) là khách du lịch với động cơ nghiên cứu lịch sử toàn phần. Động cơ chính của chuyến đi là nghiên cứu, thưởng thức trải nghiệm các giá trị của di tích tại điểm đến du lịch. Loại khách tương ứng với vòng tròn (2) là khách có một phần tìm hiểu giá trị của di tích tại điểm đến trong động cơ của chuyến đi. Loại khách ở vòng tròn (3) là khách đi với mục đích chính là nghiên cứu và thưởng thức các giá trị của tài nguyên du lịch khác nhưng có kết hợp để tìm hiểu và thưởng thức các giá trị lịch sử khi có cơ hội và điều kiện. Loại khách ở vòng tròn (4) là do tình cờ. Động cơ chính của chuyến đi không phải là nghiên cứu , thưởng thức các giá trị của di tích lịch sử. Tình cờ tiếp cận với các giá trị này là do sự giới thiệu dẫn dắt của bạn bè/ người thân. Sự tham gia không có sự sắp đặt trước mà xảy ra một cách tình cờ /bất chợt
80