Một số vấn đề về du lịch di sản (Heritage tourism)

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử điện biên phủ để đẩy mạnh phát triển du lịch điện biên trong mối liên kết với vùng tây bắc (Trang 142)

- Thứ năm: Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng các sản phẩm du lịch của khu vực Tây Bắc là do chất lượng nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh

1. Một số vấn đề về du lịch di sản (Heritage tourism)

Du lịch di sản là một loại hình du lịch mới được đặt tên nhưng các nhà khoa học đã ghi nhận du lịch di sản đã xuất hiện hơn 2.000 năm nay.

1.1 Du lịch di sản bước đầu được nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu, nổi bật là các tác giả của Hoa Kỳ và các nước châu Âu (Di sản và du lịch trong “làng toàn cầu” – Boniface, Priscilla, Poweler, P.I – 1993; Điểm đến văn hóa: Du lịch, bảo tàng và di sản – Kirshenblatt-Gimbelt, Barbara – 1998..). Ở Trung Quốc cũng có nhiều nhà nghiên cứu về du lịch di sản (Chương Kiến Hoa – Khai thác và bảo vệ di sản văn hóa Trung Quốc đương đại, 2006; Trần Canh – Mô hình khai thác và bảo vệ di sản văn hóa Trung Quốc, 2010...). Ở Việt Nam, bước đầu đã có một số nhà khoa học quan tâm nghiên cứu loại hình du lịch này. Ngay từ năm 2004, Nguyễn Sự, Trần Ánh đã nghiên cứu bảo tồn phát huy các di sản phố cổ Hội An phát triển du lịch. Viện Nghiên cứu phát triển du lịch năm 2005 cũng tập trung “Nghiên cứu các di tích và Bảo tàng Hồ Chí Minh trong phát triển du lịch”. Đặc biệt từ năm 2010 đến nay du lịch di sản được nhiều nhà khoa học Việt Nam quan tâm. Năm 2012 và 2013, Tiến sĩ Hà Văn Siêu – Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển du lịch đã nghiên cứu du lịch di sản thành Nhà Hồ và di sản Phật giáo4. Vũ Hồng Hải (2010), Phạm Tuấn Long (2013), Nguyễn Văn Bốn (2013), Đào Duy Tuấn (2012)... Các tác giả chủ yếu đề cập đến di sản như một nguồn lực để phát triển du lịch, di sản cũng trở thành “chất liệu” để sản xuất ra sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào đề cập đến du lịch di sản ở Điện Biên (ngoài một số bài viết

4 Hà Văn Siêu, Phát triển sản phẩm du lịch gắn với di sản thế giới thành Nhà Hồ: cơ hội và thách thức, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch http://www.itdr.org.vn/nghiencuu. cứu phát triển du lịch http://www.itdr.org.vn/nghiencuu.

Hà Văn Siêu (2013), Di sản văn hóa Phật giáo với phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam, Hội thảo khoa học Di sản văn hóa Phật giáo xứ Đông, tổ chức ngày 3/8/2013

143

mang tính chất thông tấn báo chí). Tỉnh Điện Biên ngay từ năm 2006 đã xây dựng và công bố quy hoạch du lịch Điện Biên (giai đoạn 2016 – 2020). Bản quy hoạch có đề cập đến du lịch di sản nhưng chưa đề cập sâu về mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy di sản ở Điện Biên cũng như tạo các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù của Điện Biên. Từ góc nhìn trong Ban Chỉ đạo 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng, chúng tôi cố gắng phân tích về du lịch di sản cũng như những vấn đề xây dựng sản phẩm du lịch di sản ở Điện Biên hiện nay.

1.2. Du lịch di sản (Heritage tourism) là một loại hình chủ yếu của du lịch văn hóa (Cultural tourism). Du lịch di sản là những hình thức tổ chức tham quan trải nghiệm, thưởng thức ở các không gian, địa điểm có di sản. Di sản là tổng thể những gì còn lại bao gồm cả những sản phẩm do con người làm ra và cả những giá trị do thiên nhiên ban tặng. Luật Di sản văn hóa (2001) định nghĩa về di sản văn hóa như sau: “Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác”5. Như vậy di sản bao gồm di sản văn hóa (di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể) và di sản thiên nhiên. Di sản thiên nhiên là tài sản kế thừa các đối tượng tự nhiên trong quá khứ, được duy trì trong hiện tại và lưu truyền giá trị, lợi ích cho tương lai.

1.3. Du lịch và di sản có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Du lịch tác động mạnh mẽ đến di sản. Di sản là nguồn lực để phát triển du lịch. Du lịch có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến di sản.

- Ảnh hưởng tích cực của du lịch đến di sản:

+ Du lịch quảng bá sinh động và hiệu quả cho di sản

+ Du lịch có thể khôi phục, phục dựng một số di sản đã nguy cơ mai một

+ Du lịch đã tạo nguồn kinh phí tiếp sức cho vấn đề bảo tồn di sản, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho di sản

- Ảnh hưởng tiêu cực của du lịch đến di sản:

+ Du lịch tạo ra sự quá tải với di tích (nhất là các mùa vụ, các lễ kỷ niệm) + Du khách gây ra những hành vi xâm hại di sản

+ Vì lợi ích của du lịch và nhu cầu du khách, các nhà quản lý đôi khi còn làm biến dạng di sản (nhất là di sản văn hóa phi vật thể)

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử điện biên phủ để đẩy mạnh phát triển du lịch điện biên trong mối liên kết với vùng tây bắc (Trang 142)