III. Một số đề xuất để xây dựng Di tích lịch sử Điện Biên Phủ thành điểm nhấn thu hút thành công
3. Giải pháp phát triển nhân lực du lịch Điện Biên trong 10 năm tớ
Câu hỏi đặt ra là Điện Biên đào tạo nhân lực du lịch bằng cách nào? Câu trả lời chính là việc thông qua sự phối hợp liên ngành, địa phương thường xuyên và chặt chẽ để tiến hành đồng bộ các giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất là Điện Biên cần tiến hành điều tra, đánh giá đúng thực trạng nhân lực du lịch của Tỉnh, cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phong cách và năng lực tổ chức thực hiện công việc. Trên cơ sở kết quả điều tra và căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Điện Biên đến năm 2020, Uỷ ban Nhân dân Tỉnh giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và các doanh nghiệp (nhất là các chủ doanh nghiệp) có kế hoạch rà soát, bố trí, sắp xếp lại đội ngũ lao động thông qua đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ; bố trí lại công việc phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ; đồng thời bổ sung kịp thời lực lượng lao động trẻ
104
được đào tạo để tránh sự hụt hẫng. Đề nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch giao Tổng cục Du lịch hỗ trợ cho Tỉnh với vai trò nhạc trưởng.
Thứ hai là Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách và quy chế quản lý hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch, chế độ đãi ngộ nhân tài và quy định về lương, thưởng phù hợp. Điện Biên đang xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh, nhân việc này nên tổ chức xây dựng và thực hiện Chương trình phát triển nhân lực du lịch của tỉnh đến năm 2020 trong khuôn khổ chung của Quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh (UBND Tỉnh rất nên cấp kinh phí để xây dựng). Hình thành đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch nằm trong Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (có thể giao cho Phòng Tổ chức hành chính của Sở chủ trì, phối hợp với Phòng nghiệp vụ Du lịch). Tăng cường kiểm tra, thanh tra các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch và sử dụng nhân lực. Từng bước phải đưa việc sử dụng nhân lực được đào tạo nghề vào nề nếp. Hàng năm phải có thống kê và từng bước hiện đại hóa công tác thống kê nhân lực du lịch.
Thứ ba là Tiêu chuẩn hóa nguồn nhân lực du lịch: Từng bước thực tiêu chuẩn đối với các chức danh và cấp bậc ngành nghề du lịch như tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo các đơn vị quản lý nhà nước về du lịch và giám đốc doanh nghiệp du lịch theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề Du lịch trong quy định của Hệ thống Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Du lịch do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành (Hiện nay đã có 8 tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch) làm cơ sở cho người học, cơ sở đào tạo và người sử dụng nhân lực chuẩn bị các công việc liên quan.
Thứ tư là Xã hội hoá mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng du lịch: Tăng cường năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng du lịch trên địa bàn, trong đó cơ sở chủ chốt là Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Điện Biên và Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên, Trung tâm Xúc tiến Du lịch Tỉnh và liên kết với các cơ sở đào tạo du lịch ngoài Tỉnh, nhất là các cơ sở đào tạo du lịch ở Hà Nội và các cơ sở đào tạo du lịch trong Vùng Du lịch Trung du và Miền núi phía Bắc. Du lịch Điện Biên nên tranh thủ liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo du lịch có kinh nghiệm và năng lực đào tạo nêu trên để phát triển nhân lực du lịch của mình. Sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước về hỗ trợ đào tạo nghề và khuyến khích các thành phần kinh tế, nhân dân và người lao động đóng góp công sức, tiền của cho đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch. Khi xét duyệt các dự án đầu tư, ngoài việc thẩm định các nội dung như trước đây vẫn quy định, thì việc đánh giá xem xét phương án đào tạo nhân lực cho hoạt động của dự án cũng cần coi là quy định bắt buộc.
105
Tỉnh nên giao cho Trường Chính trị của Tỉnh bồi dưỡng du lịch và kiến thức về du lịch cho cán bộ các cấp, ngành của Tỉnh bằng các hình thức thích hợp. Đối tượng cán bộ thuộc diện đi học tại Trường Chính trị tỉnh thường là những cán bộ chủ chốt hoặc cán bộ đã được quy hoạch, họ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến phát triển nhân lực du lịch và phát triển du lịch của tỉnh. Vì vậy họ rất cần được trang bị những thông tin và kiến thức về du lịch và phát triển nhân lực du lịch. Tranh thủ sự hỗ trợ của Trường Bồi dưỡng cán bộ Văn hoá, thể thao và Du lịch của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch bồi dưỡng du lịch cho cán bộ các cấp của tỉnh, nhất là công chức cấp xã.
Cần huy động kiến thức và kinh nghiệm của các nhà khoa học đầu Ngành trong nước, của người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài, nhất là những người quê ở các địa phương trong Tỉnh, để phục vụ công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch Điện Biên.
Phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và doanh nghiệp du lịch để đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; sử dụng kinh phí bồi dưỡng công chức hàng năm, kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân, cho đồng bào dân tộc ít người để đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch. Mở rộng và tăng cường liên kết giữa cơ sở đào tạo với các ngành, các địa phương trong tỉnh, các điểm, khu du lịch, các doanh nghiệp du lịch. Tạo điều kiện và định hướng cho các cơ sở đào tạo du lịch liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh để đào tạo theo nhu cầu xã hội, khuyến khích các thảo thuận và hợp đồng đào tạo theo địa chỉ; hoặc thành lập các trung tâm thực hành phù hợp với các nghề đào tạo để sinh viên, học sinh có nơi thực hành, hoạt động với thuế suất ưu đãi để tạo thêm kinh phí hoạt động đào tạo. Chú trọng công tác hướng nghiệp du lịch ở các trường nội trú, bán trú dân nuôi.
Thứ năm là Tích cực, chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế để thu hút vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến phục vụ phát triển nguồn nhân lực du lịch của Tỉnh: Xây dựng danh mục dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch để huy động vốn ODA, FDI và các hình thức đầu tư khác phục vụ phát triển nguồn nhân lực du lịch. Trước mắt cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch, Hội đồng cấp chứng chỉ Du lịch Việt Nam (VTCB) và các Dự án liên quan đến phát triển nhân lực du lịch như Dự án EU, Dự án Luxembourg, Dự án Thụy Sỹ, Tây Ban Nha, Dự án của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)... để đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch của Tỉnh. Điện Biên cần khai thác tốt hơn vị trí địa lý kinh tế thuận lợi do giáp với Trung Quốc, Lào, nằm trong tiểu vùng Mêkông mở rộng để huy động nguồn lực cho phát triển nhân lực du lịch của mình.
106
Thứ sáu là Đẩy mạnh giáo dục du lịch cộng đồng: Lồng ghép chương trình giáo dục du lịch trong hệ thống giáo dục phổ thông, trong các trường chính trị của các tỉnh, các trường nội trú, bán trú dân nuôi phù hợp với tính chất của mỗi cơ sở đào tạo. Nâng cao hình ảnh nghề nghiệp du lịch, khuyến học và hướng nghiệp du lịch thông qua đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông.
Thông tin, tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân trong Tỉnh bằng nhiều hình thức về vai trò, vị trí và hiệu quả của du lịch, về trách nhiệm phát triển du lịch, cách ứng xử trong du lịch... với trách nhiệm của công dân sống ở nơi thuộc địa phận của các khu du lịch, điểm du lịch, tạo môi trường tốt cho đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt chú ý đến đối tượng cán bộ quản lý thuộc các lĩnh vực liên quan đến du lịch, đội ngũ giáo viên các cấp đào tạo, cán bộ chính quyền địa phương và những người tiếp xúc trực tiếp với khách. Các chương trình nên thiết kế theo dạng “cầm tay, chỉ việc”; tranh thủ chính quyền cơ sở, những người có uy tín trong bản, làng, trong các xã, phường, thị trấn để tuyên truyền, giáo dục về du lịch.
Nếu phối hợp lồng ghép việc tuyên truyền, giáo dục du lịch cộng đồng, phát triển du lịch làng quê, du lịch nông nghiệp với các chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn, phong trào xây dựng gia đình văn hóa, phong trào trồng cây, kinh doanh rừng, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản hoặc các phong trào khác thì hiệu quả sẽ tăng lên rất nhiều. Rất nên thu hút các hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên tham gia vào những hoạt động này.
Ngày nay, khi đi du lịch, ai cũng rất muốn tham gia vào các sự kiện diễn ra ở những điểm đến du lịch, được trải nghiệm theo nghĩa tích cực. Khi đón khách du lịch đến Điện Biên, nhất là đến các khu du lịch, điểm du lịch đã quy hoạch, rất nên tạo điều kiện cho khách tham gia vào các hoạt động của cộng đồng cư dân nơi tham quan du lịch; tạo cho khách được hòa nhập vào với nhịp sống, phong cách sống của cộng đồng. Không những chỉ có các doanh nghiệp phải làm việc này mà cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương và đặc biệt là cộng đồng dân cư nơi khách đến du lịch cũng phải thật chủ động cho khách hòa nhập với cộng đồng. Phát huy vai trò của các nhà văn hoá xã, làng, bản, tổ chức cho du lịch tiếp xúc, giao lưu, tham gia cùng cộng đồng dân cư trong các chuyên du lịch, nhất là các hoạt động văn hoá kết hợp ẩm thực. Đây là nội dung đào tạo, bồi dưỡng cho cộng đồng dân cư ở các khu, điểm du lịch.
Thứ bảy là Phải vừa đào tạo cơ bản trong các cơ sở đào tạo tại Tỉnh và ngoài Tỉnh, phải vừa bồi dưỡng và đào tạo theo cách truyền nghề mới theo kịp đòi hỏi của sự phát triển du lịch của Tỉnh: Để truyền nghề được đúng và bài bản, theo chúng tôi cần ưu
107
tiên đào tạo các đào tạo viên bằng cách chọn các nhân viên ở các cơ sở kinh doanh du lịch đi đào tạo để về đào tạo lại những đồng nghiệp của cơ sở họ. (Nhờ các Dự án EU, Luxembourg và một số cơ sở đào tạo du lịch ở Hà Nội và các địa phương khác hỗ trợ đào tạo các đào tạo viên).
Trong bối cảnh hội nhập sâu và toàn diện như hiện nay, trong khi Du lịch Điện Biên một mặt phải gấp rút trang bị cho đội ngũ lao động du lịch trước tiên là nghiệp vụ, kỹ năng của nghề mà họ đang làm và sẽ làm. Mặt khác phải căn cứ vào vị trí công tác của những nguời làm du lịch để làm cho họ am hiểu các cam kết đa phương và song phương, các hệ thống luật lệ, các kỹ năng đàm phán, tranh tụng quốc tế (chủ yếu là cho những người làm quản lý), hiểu biết văn hóa của cộng đồng cư dân địa phương và các vùng miền trong nước và của các nước có khách đến các địa phương của Điện Biên du lịch; giỏi tin học và ngoại ngữ (nhất là ngôn ngữ thông dụng và ngôn ngữ được sử dụng ở các thị trường du lịch quốc tế trọng điểm của Tỉnh, trong đó chú trọng Tiếng Anh và Tiếng Trung Quốc, theo cách cần đến đâu yêu cầu ngoại ngữ đến đó, chứ không đòi hỏi đại trà chẳng hạn phải có bằng C tiếng Anh, ví dụ Bảo vệ khách sạn cần thuộc và nói được một số từ tiếng Anh, tiếng Trung Quốc là đủ; cán bộ thì cần nhiều, người giao dịch cần đọc thông, viết thạo, nói thạo và nghe “thủng’’...). Có như vậy mới nắm được thông tin nhanh, chính xác, biết mình, biết người, hiểu được yêu cầu của du khách, của đối tác làm ăn, quản lý nhà nước tốt và quản trị doanh nghiệp đạt trình độ quốc tế; đồng thời không lãng phí tiền của của xã hội. Còn phong cách, có lẽ bản thân người lao động, các chủ doanh nghiệp phải chú ý đào tạo, tự đào tạo và phát huy những cốt cách của người địa phương, truyền thống, bản sắc văn hóa, sự hiếu khách của các dân tộc trên địa bàn của Tỉnh.
Khách du lịch nhớ đến Điện Biên và Du lịch Điện Biên từ những cái họ được tận mắt chứng kiến như những biển chỉ đường, những kí hiệu, các biểu tượng truyền thống, đồ thủ công, kiến trúc đường phố, những mái nhà đậm nét dân cư bản địa… Đồng thời họ được tự mình chứng kiến các phong tục của cộng đồng dân cư sống trên mảnh đất Điện Biên, gắn liền với đời sống thường nhật và lễ hội của người dân. Qua đó, khách du lịch sẽ cảm thấy một sự kết nối với dân địa phương kết hợp với những trải nghiệm mà chỉ có thể có được khi đến thăm Điện Biên. Trong khi hiện nay, có một nhu cầu lớn của khách du lịch cho những trải nghiệm này ở Điện Biên lại đang thiếu. Đây cũng là một nội dung đào tạo bồi dưỡng nhân lực du lịch.
Kinh phí và kinh nghiệm đào tạo nhân lực du lịch có thể huy động bằng nhiều cách, nhưng chúng tôi kiến nghị với Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Điện Biên xem xét cấp kinh phí để hàng năm để mở lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, phát triển nguồn
108
nhân lực du lịch cho tỉnh mình. Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch tạo điều kiện hỗ trợ công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đây cũng là mong muốn của chúng tôi cho Du lịch Tỉnh Điên Biên. Vì nếu không có người làm thì không làm được việc gì. Nhưng nếu có người làm nhưng không biết cách làm, thì chẳng những không có hiệu quả mà còn gây ra những hậu quả đáng tiếc, người đi sau phải giải quyết./.
109