Hiện trạng và những vấn đề đặt ra đối với việc liên kết phát triển du lịch giữa Điện Biên với vùng Tây Bắc

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử điện biên phủ để đẩy mạnh phát triển du lịch điện biên trong mối liên kết với vùng tây bắc (Trang 121)

IV. Xây dựng sản phẩm du lịch “Đạp Thồ Điện Biên”

3. Hiện trạng và những vấn đề đặt ra đối với việc liên kết phát triển du lịch giữa Điện Biên với vùng Tây Bắc

Điện Biên với vùng Tây Bắc

Cho đến nay giữa Điện Biên và các địa phương vùng Tây Bắc đã có được sự cam kết hợp tác phát triển du lịch với sự hỗ trợ của Chương trình “Phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội” do Cộng đồng Châu Âu (EU) hỗ trợ. Tuy nhiên sự liên kết này mới mang nặng tính cam kết về hình thức mà chưa có được một kế hoạch liên kết với những lộ trình và mục tiêu cụ thể. Cho đến nay nhiều khu, điểm du lịch trên trục tuyến du lịch vòng cung Tây Bắc được một số công ty du lịch lữ hành khai thác đưa vào các tours du lịch của mình một cách tự phát. Nhiều tiềm năng du lịch của Điện Biên chưa được đầu tư khai thác và phát triển tương xứng bởi chưa có được đặt trong định hướng phát triển du lịch chung của toàn vùng.

Nguyên nhân của thực trạng trên có thể bao gồm:

(i) Nhận thức của chính quyền, trực tiếp là Sở QLNN về du lịch của các địa phương vùng Tây Bắc về ý nghĩa và tầm quan trọng của sự hợp tác giữa các địa phương trong vùng còn mang tính hình thức, chưa đi vào bản chất. Đặc biệt là nhận thức/ý thức của Điện Biên về vai trò là “Cửa ngõ hàng không” đối với du lịch toàn vùng, theo đó Điện Biên ngoài việc quan tâm đến sự phát triển du lịch của địa phương, cần chủ động chia sẻ trách nhiệm và thực hiện chức năng “cửa đến” du lịch vùng;

122

(ii) Chưa có sự chủ động tiếp xúc, trao đổi giữa du lịch Điện Biên với các địa phương trong vùng về yêu cầu và những nội dung liên kết phát triển du lịch cụ thể giữa các địa phương trên quan điểm đem lại lợi ích cho các bên liên quan và góp phần thúc đẩy liên kết du lịch vùng Tây Bắc;

(iii) Vai trò “tác nhân” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mà trực tiếp là Tổng cục Du lịch trong thúc đẩy hợp tác liên kết vùng thông qua một số dự án hỗ trợ cụ thể để phát triển du lịch vùng Tây Bắc còn rất hạn chế nếu chưa nói là chưa có được sự thể hiện như mong muốn.

Từ những nguyên nhân trên, để có thể thiết lập và đẩy mạnh hợp tác liên kết du lịch giữa Điện Biên với vùng Tây Bắc, một số nội dung/vấn đề sau cần được quan tâm thực hiện trong thời gian tới đây bao gồm:

- Tổ chức một số diễn đàn để trao đổi, thống nhất nhận thức về sự cần thiết liên kết trong phát triển du lịch bền vững giữa Điện Biên và các địa phương vùng Tây Bắc. Cần có được những bước đi cụ thể hướng đến sự liên kết này sau các hội thảo, sau các lễ ký kết với sự hiện diện của Lãnh đạo các địa phương trong vùng. Với vai trò là “Cửa ngõ hàng không” và địa phương có di tích lịch sử quốc gia Điện Biên Phủ, Điện Biên cần chủ động đứng ra tổ chức những hoạt động quan trọng này với sự hỗ trợ của Bộ VHTTDL, Tổng cục Du lịch.

- Trên cơ sở thống nhất về nhận thức, quan điểm và những nguyên tắc hợp tác liên kết, Điện Biện và các địa phương vùng Tây Bắc sẽ cùng nhau xây dựng Quy hoạch/Đề án tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Bắc với tư cách là một điểm đến thống nhất phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trực tiếp là Tổng cục Du lịch.

Trên cơ sở Quy hoạch/Đề án tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Bắc, một Chương trình hành động với những lộ trình thực hiện cụ thể để từng bước đưa liên kết vào thực thực tiễn sẽ được các địa phương thực hiện. Nội dung của Chương trình hành động này cần tập trung đối với những lĩnh vực mà các địa phương vùng Tây Bắc cùng quan tâm bao gồm: (i) hợp tác xây dựng sản phẩm và hệ thống tuyến điểm du lịch chung, đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch đặc thù của vùng Tây Bắc nói chung, của Điện Biên và của từng địa phương trong vùng nói riêng; (ii) hợp tác trong nghiên cứu thị trường và xúc tiến quảng bá du lịch vùng Tây Bắc với tư cách là một lãnh thổ du lịch đặc thù thuộc du lịch vùng Trung du và miền núi phía Bắc; (iii) hợp tác trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch, theo đó các địa phương trong vùng trao

123

đổi thống nhất về quan điểm, mục tiêu đào tạo với sự hỗ trợ của Bộ VHTTDL, trực tiếp là Dự án EU về chương trình đào tạo và giảng viên; (iv) hợp tác trong hoạt động xúc tiến đầu, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm hiểu, đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và sản phẩm du lịch tại Điện Biên và các địa phương trong vùng; (v) hợp tác liên kết hoạt động lữ hành; (vi) hợp tác trong chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về quản lý du lịch.

- Xây dựng một số dự án tiền khả thi về nâng cấp hạ tầng du lịch tạo sự liên kết về không gian giữa các điểm du lịch quan trọng của Điện Biên với các địa phương vùng Tây Bắc mà các bên cùng quan tâm, trình Tổng cục Du lịch và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào kế hoạch hỗ trợ như một phần thực hiện chiến lược phát triển lãnh thổ du lịch đặc thù này của vùng Tây Bắc./.

124

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử điện biên phủ để đẩy mạnh phát triển du lịch điện biên trong mối liên kết với vùng tây bắc (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)