Những nhiệm vụ chủ yếu trong phát triển nhân lực du lịch Điện Biên thời gian tới:

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử điện biên phủ để đẩy mạnh phát triển du lịch điện biên trong mối liên kết với vùng tây bắc (Trang 102)

III. Một số đề xuất để xây dựng Di tích lịch sử Điện Biên Phủ thành điểm nhấn thu hút thành công

c) Những nhiệm vụ chủ yếu trong phát triển nhân lực du lịch Điện Biên thời gian tới:

gian tới:

Nhu cầu và mục tiêu trong phát triển nhân lực du lịch như đã phân tích ở trên đặt ra những nhiệm vụ cụ thể với khối lượng công việc “khổng lồ”, trong khi ở Điện Biên cái gì cũng phải làm để có được nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch ở tầm cao mới. Vì vậy, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh rất cần chọn ra những việc ưu tiên, hay nói cách khác là những nhiệm vụ chính trong phát triển nhân lực du lịch trong thời gian tới. Theo chúng tôi, Điện Biên nên tiến hành 4 nhiệm vụ chủ yếu trong công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch trong giai đoạn mới:

Một là phải “Kiểm kê’’, đánh giá lại nguồn nhân lực du lịch của mình để có kế hoạch đào tạo đúng, trúng và phù hợp. Trong thời gian vừa qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của Tỉnh đã tiến hành việc này, nhưng chưa thật kỹ và chưa đầy đủ, cần được tổ chức “kiểm kê” một cách bài bản hơn. Trong điều tra thống kê không nên để sót bất cứ lực lượng nào. Có đủ số liệu và tư liệu về thực trạng nhân lực du lịch của từng địa phương trong tỉnh mới có giải pháp đúng cho sự phát triển nhân lực du lịch toàn tỉnh và từng địa phương.

Hai là Tạo môi trường thuận lợi cho đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch của Tỉnh. Ba việc trong nhiệm vụ thứ hai này cần quan tâm làm trước là: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch; nâng cao hình ảnh nghề nghiệp du lịch; và mở rộng và tăng cường liên kết để phát triển nhân lực du lịch của Tỉnh.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch: Thông tin, tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, nhất là cộng đồng cư dân bằng nhiều hình thức về vai trò, vị trí và hiệu quả của du lịch; về trách nhiệm phát triển du lịch, cách ứng xử trong du lịch (ứng xử với khách, ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa du lịch, ứng xử với những người cùng làm du lịch, ứng xử với luật pháp Nhà nước và quy định của chính quyền địa phương) và nghề du lịch; về vai trò tạo môi trường tốt cho đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành Du lịch, đặc biệt chú ý đến đối tượng cán bộ quản lý thuộc các lĩnh vực liên quan đến du lịch, đội ngũ giảng viên, giáo viên các bậc đào tạo, cán bộ chính quyền địa phương và những người tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch.

- Nâng cao hình ảnh nghề nghiệp du lịch: Lồng ghép chương trình giáo dục du lịch trong hệ thống giáo dục phổ thông, trong các trường chính trị, hành chính địa phương, các trường đoàn thể và hành chính của tỉnh phù hợp với tính chất của từng cơ

103

sở đào tạo. Đẩy mạnh tuyên truyền du lịch trên các phương tiện truyền thông; xây dựng chương trình quảng bá nhằm khuyến học và định hướng nghề nghiệp du lịch trong hệ thống cơ sở đào tạo phổ thông.

- Mở rộng và tăng cường liên kết phát triển nhân lực du lịch: Tỉnh cần chỉ đạo mở rộng và tăng cường liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các địa phương, cơ sở đào tạo du lịch, Hiệp hội Du lịch, Hiệp hội Khách sạn và doanh nghiệp du lịch trong đào tạo, sử dụng nhân lực du lịch, trước mắt để đào tạo đúng hướng, đúng nhu cầu.

Ba là Thực hiện tiêu chuẩn hóa một bước nhân lực du lịch ở các lĩnh vực, ngành nghề theo yêu cầu thực tế của địa phương, của trong nước, phù hợp với các hệ thống tiêu chuẩn quốc gia và vươn lên đạt tiêu chuẩn quốc tế. Có như vậy mới tạo được điều kiện tham gia chủ động vào phân công lao động quốc tế trong du lịch, vì sớm hay muộn, muốn hay không muốn, các địa phương trong tỉnh Điện Biên cũng phải hội nhập quốc tế về du lịch theo đúng cách của nó. Phát triển du lịch ở Điện Biên phải gắn với chuỗi cung cấp giá trị du lịch của toàn Vùng Du lịch Trung du và Miền núi phía Bắc, của khu vực và quốc tế, phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của thế giới và của nước ta.

Bốn là Đẩy mạnh xã hội hóa công tác phát triển nhân lực du lịch của Tỉnh, nhất là ở các khâu đào tạo, bồi dưỡng để tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; đồng thời để tất cả những tổ chức và cá nhân tham gia vào hoạt động phát triển nhân lực du lịch của Tỉnh được hưởng những lợi ích chính đáng do xã hội hoá hoạt động phát triển nhân lực du lịch trên địa bàn Tỉnh nói chung và trên địa bàn có hoạt động du lịch sôi động.

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử điện biên phủ để đẩy mạnh phát triển du lịch điện biên trong mối liên kết với vùng tây bắc (Trang 102)