I. Khái quát chung về đặc trưng văn hóa của các dân tộc tỉnh Điện Biên
THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH ĐIỆN BIÊN
Phạm Văn Hưng – GĐ Sở VHTT&DL
Tỉnh Điện Biên nằm ở vị trí cực Tây Bắc của Tổ Quốc, Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu; Phía Nam giáp Lào; Phía Đông giáp tỉnh Sơn La; phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); phía Tây và Tây Nam giáp 2 tỉnh Luông Pra Băng; Phong Xaly của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; diện tích tự nhiên là 9.562,9km2, dân số gần 550 ngàn người với 19 dân tộc cùng sinh sống trên 10 đơn vị hành chính (1thành phố, 1 thị xã và 8 huyện).
Điện Biên là tỉnh có vị trí địa lý khá thuận lợi có khả năng kết nối với các tỉnh trong nước qua trục Quốc lộ 6 và 12; Qua cảng hàng không Điện Biên Phủ đến các thị trường trọng điểm, Kết nối với với thị trường ASEAN qua cửa khẩu Quốc tế Tây Trang; cửa khẩu chính Huổi Puốc; kết nối với thị trường Trung Quốc qua lối mở APaChải (Điện Biên đang chuẩn bị cho thành lập cửa khẩu chính). Với hệ thống giao thông thuận lợi cùng với nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú đã và đang tạo cho Điện Biên phát triển các loại hình du lịch như: lịch sử, văn hóa, sinh thái, cộng đồng và tâm linh… theo hướng bền vững. Cách đây 10 năm, tỉnh tổ chức Năm du lịch quốc gia 2004 nhân dịp kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, với chủ đề “Điện Biên mùa Ban trắng” khai mạc vào 13.03.2004, việc tổ chức thành công Năm du lịch đã thực sự tạo cho Điện Biên diện mạo mới về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động cho phát triển du lịch, lượng khách trong và ngoài nước đến Điện Biên tăng nhanh qua hàng năm.
Nhận thức rõ về những thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, kinh tế du lịch nói riêng, tỉnh Điện Biên đã chủ động ban hành các văn bản nhằm để thống nhất ý trí, quyết tâm của các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc phấn đấu đưa du lịch thành ngành kinh tế quan trọng là điều kiện và động lực cho phát triển các ngành kinh tế - xã hội và các ngành dịch vụ khác, cụ thể đó là: Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh số 17-NQ/TU ngày 18.10.2002 về chương trình phát triển du lịch đến năm 2010. Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh số 08-NQ/TU ngày 07.03.2007 về chương trình phát triển thương mại, du lịch, kinh tế cửa khẩu và đối ngoại đến 2010. Kết luận của BCH Đảng bộ tỉnh số 02a-KL/TU ngày 28.11.2011 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số
08-NQ/TU ngày 07.03.2007 của Tỉnh ủy (Khóa XI) về “Chương trình phát triển thương mại, du lịch, kinh tế cửa khẩu và đối ngoại đến năm 2010” cho giai đoạn 2011 – 2015. Theo đó UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản để cụ thể các hoạt động nhằm để phát triển du lịch toàn diện tạo ra chuỗi sản phẩm phong phú và chất lượng, thu hút
55
khách như: Tuyên truyền quảng bá xúc tiến đầu tư, xây dựng Bản văn hóa dân tộc phục vụ khách, phối hợp quản lý các hoạt động và quy hoạch phát triển các loại hình du lịch đảm bảo thân thiện có trách nhiệm với môi trường và xã hội. Việc ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành của Tỉnh ủy, đã tạo ra nhận thức chung cho các cấp ủy Đảng và Chính quyền từ tỉnh đến cơ sở về phát triển du lịch và dịch vụ du lịch trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương trong tỉnh, trước mắt cũng như lâu dài. Qua đó đã đã tạo nên sự đồng thuận giữa quản lý của Nhà nước; Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, tìm kiếm và phát triển, mở rộng thị trường của các thành phần kinh tế cùng tham gia vào các hoạt động nhằm bảo vệ, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa tiêu biểu của các dân tộc, với những hoạt động phong phú về văn nghệ dân gian, lễ hội truyền thống, tập quán sản xuất và sinh hoạt tốt đẹp của cộng đồng nhân dân các dân tộc. Qua đó đã góp phần tạo nên đời sống vật chất và tinh thần, lao động việc làm cho dân cư tại các khu, điểm có tài nguyên phát triển du lịch.
Sau 10 năm, kết quả thực hiện các chỉ tiêu về du lịch có sự thay đổi đáng kể, cụ thể như sau:
Về khách:
Chỉ tiêu thực hiện Đơn vị tính 2004 2008 2013 (%) 2013/2004 Tổng số khách Nghìn lượt 178 200 380,5 213%
Số khách quốc tế Nghìn lượt 10 24 66,750 667%
Về chỉ tiêu về thu nhập xã hội từ du lịch:
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2004 2008 2013 (%) 2013/2004 Thu nhập xã hội Tỷ đồng 30,4 70 433,7 1.426,6%
Về chỉ tiêu về lao động, việc làm:
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2004 2008 2013 (%) 2013/2004 Tổng số lao động Người 1.700 4.500 9.000 529%
Lao động trực tiếp Người 500 1.650 3.000 600%
56
Về chỉ tiêu về cơ sở vật chất kỹ thuật:
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2004 2008 2013 (%) 2013/2004 Cơ sở kinh doanh
lưu trú du lịch Cơ sở 27 39 103 381% Số buồng lưu trú Buồng 542 835 1.500 276% Cùng với sự đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật (khách sạn, nhà hàng, siêu thị) của các thành phần kinh kế để phục vụ du khách đã tạo ra không gian đô thị đang dần hiện đại, góp phần kích thích các ngành sản xuất vật chất và dịch vụ phát triển như: Giao thông; Vận tải; Nông, lâm nghiệp; Dịch vụ vận tải; Dịch vụ ngân hàng, tài chính, thương mại; Các dịch vụ mới được hình thành, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách trong và ngoài nước.
Phát huy kết quả đã đạt được qua 10 năm và thành công của năm Du lịch Điện Biên năm 2004. Năm 2014, tỉnh Điện Biên tổ chức nhiều sự kiện để kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 -2014). Dự kiến năm 2014, Điện Biên đón 440.000 lượt khách, trong đó đón từ 70 – 75.000 lượt khách quốc tế. Thu nhập xã hội đạt từ 540 tỷ đồng, so với thực hiện 2004 tăng 2,47 lần về khách; 17,8 lần về thu nhập xã hội.
Căn cứ Chiến lược và Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Điện Biên đến năm 2020, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành văn bản số 906/KH-UBND ngày 16.04.2013 về Kế hoạch thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Điện Biên với những nội dung tổng quát như sau:
Mục tiêu tổng quát:
- Xây dựng Điện Biên trở thành một trong ba địa bàn trọng điểm phát triển du lịch (Điện Biên, Lào Cai, Lạng Sơn) của vùng du lịch trung du, miền núi Bắc Bộ với các sản phẩm du lịch lịch sử gắn với quần thể di tích lịch sử chiến trường Điện Biên Phủ, tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, du lịch tham quan, nghiên cứu hệ sinh thaisnnuis cao, du lịch biên giới gắn với các cửa khẩu. Xây dựng Điện Biên Phủ - Pá Khoang – Mường Phăng trở thành 1 trong 46 khu du lịch quốc gia đến năm 2030; Xây dựng thành phố Điện Biên Phủ trở thành đô thị du lịch.
- Tổ chức hợp lý không gian du lịch toàn tỉnh; Tăng cường quảng bá, khuyến khích đầu tư phát triển hạ tầng dịch vụ du lịch hiện đại, mang đậm bản sắc văn hóa Tây
57
Bắc. Tập trung đầu từ một số khu, tuyến, điểm du lịch có tầm cỡ quốc gia, tạo ra những sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, có sức cạnh tranh. Khuyến khích mở rộng liên doanh, liên kết hình thành các tuyến du lịch trong nước, quốc tế qua Điện Biên; Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch, từng bước đưa Điện biên trở thành một trọng điểm du lịch của quốc gia.
Mục tiêu cụ thể:
- Tốc độ tăng trưởng GDP du lịch bình quân giai đoạn 2011 – 2015 đạt 24%/năm và giai đoạn 2016 – 2020 phấn đấu đạt 15%/năm, giai đoạn 2021 – 2030 phấn đấu đạt 10 – 12%/năm.
- Phấn đấu năm 2015 đón trên 70 nghìn lượt khách du lịch quốc tế và 400 nghìn lượt khách du lịch nội địa; Năm 2020 đón 220 nghìn lượt khách quốc tế và 650 nghìn lượt khách du lịch nội địa; Năm 2030 đón trên 300 nghìn lượt khách quốc tế và 1,3 triệu lượt khách du lịch nội địa. Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch năm 2015 đạt 600 tỷ đồng; Năm 2020 đạt 900 tỷ đồng; Năm 2030 đạt 2.000 tỷ đồng. Số ngày lưu trú bình quân của khách du lịch: Năm 2015 đạt 2,5 ngày; Năm 2020 đạt 3 ngày; Năm 2030 đạt 3,5 – 4 ngày.
- Nâng cấp và xây dựng mới cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Đến năm 2015 tăng số buồng lưu trú du lịch đạt 2.900 buồng, trong đó có khoảng 70% số buồng được xếp hạng (tương đương 2.030 buồng) với khoảng 15% buồng đạt tiêu chuẩn từ 3 - 4 sao
(tương đương 440 buồng); Đầu tư nâng cấp các tuyến, điểm du lịch quốc gia và quốc tế, các khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương; Phấn đấu đến năm 2020 có 4.700 buồng; Năm 2030 đạt 6.000 buồng lưu trú du lịch, xây dựng được 1 khu du lịch quốc gia, 6-8 khu du lịch địa phương.
- Phấn đấu năm 2015, thu hút được 11.000 lao động, trong đó lao động trực tiếp là 3.500 nười, lao động gián tiếp là 7.500 người. Năm 2020 phấn đấu tạo việc làm cho 24.000 lao động, trong đó lao động trực tiếp đạt 10.000 người. Phát triển du lịch góp phần gìn giữ và tôn tạo tài nguyên, môi trường du lịch tự nhiên và nhân văn trên địa bàn. Phát triển du lịch góp phần ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền biên giới, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc có chung đường biên giới với Điện Biên.
Tỉnh cũng đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2030, đó là:
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.
58
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch. - Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch:
+ Sản phẩm du lịch lịch sử, du lịch tâm linh: Tiếp tục triển khai đầu tư Dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Quần thể di tích lịch sử chiến trường Điện Biên Phủ gắn với phục vụ hoạt động du lịch, đầu tư phát triển các điểm văn hóa tâm linh như: Thành Bản Phủ, khu tưởng niệm, tri ân những người có công với đất nước, với dân tộc tỉnh Điện Biên, các nghĩa trang liệt sĩ.
- Sản phẩm du lịch văn hóa: Xây dựng các vùng có du sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu trở thành các điểm tham quan; Đầu tư phục dựng và bảo tồn một số lễ hội tiêu biểu như: Lễ hội Hoa Ban, Lễ hội Thành Bản Phủ, Lễ Xên Mường…
- Sản phẩm du lịch nghề thủ công truyền thống: Phát triển các làng nghề thủ công truyền thống trở thành địa điểm tham quan, trải nghiệm cho du khách, đồng thời làm cơ sở sản xuất đồ lưu niệm, quà tặng, ẩm thực,…phục vụ du khách tại một số địa bàn như: Nghề dệt thổ cẩm dân tộc Lào, Bản Na Sang II, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên; Nghề đan lát dân tộc Mông, xã Nà Tấu, huyện Điện Biên; Nghề nấu rượu Mông Pê, chè cây cao của đồng bảo dân tộc Mông, huyện Tủa Chùa.
- Nâng cao chất lượng điểm đến thông qua các sản phẩm dịch vụ du lịch. Tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch thông qua việc nâng cao chất lượng phục vụ tại các đơn vị kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, nhà hàng, điểm du lịch, phương tiện vận chuyển khách du lịch, khu vui chơi giải trí…
- Khảo sát và xây dụng các tuyến du lịch quốc gia và địa phương.
- Công tác quy hoạch và đầu tư phát triển sản phẩm đồng thời với đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, tăng cường tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch.
- Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch các khu, điểm du lịch để thu hút đầu tư phát triển sản phẩm du lịch:
+ Khu du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang – Mường Phăng;
+ Khu du lịch sinh thái nước khoáng nóng Bản Sáng;
+ Khu du lịch hồ và tuyến du lịch trên sông nước ở thị xã Mường Lay; + Khu du lịch khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé;
59
- Triển khai xây dựng các chương trình, đề án ưu tiên phát triển trong lĩnh vực du lịch:
Để thực hiện thành công các mục tiêu trên, tỉnh đã đưa ra các nhóm giải pháp thực hiện kế hoạch, cụ thể:
- Ban hành chính sách ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các khu vui chơi giải trí hiện đại, thực hiện tốt chính sách xã hội hóa đầu tư phát triển các khu vui chơi giải trí hiện đại, thực hiện tốt chính sách xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch.
- Vận động các doanh nghiệp để thành lập Hiệp hội Du lịch tỉnh Điện Biên để các đơn vị kinh doanh du lịch và dịch vụ trên địa bàn liên kết, hợp tác, hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước của hội viên.
- Hỗ trợ từ ngân sách cho hoạt động nghiên cứu thị trường; tăng cường hỗ trợ từ ngân sách và xã hội hóa hoạt động xúc tiến quảng bá; thông qua chính sách và cơ chế phù hợp để khai thác tốt thị trường khách du lịch nội địa tại các trung tâm phân phối khách.
- Tiếp tục cải tiến các thủ tục xuất nhập cảnh để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho khách du lịch.
- Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,trong đó chú trọng đến các nghiệp vụ marketing, lữ hành, bar, bếp, lễ tân, thuyết minh viên, hướng dẫn viên, lái xe phục vụ khách du lịch.
- Hàng năm lựa chọn tổ chức một số hoạt động tuyên truyền, giới thiệu hình ảnh mảnh đất, con người Điện Biên tại liên hoan, sự kiện du lịch do các tỉnh, thành phố trong nước, các tỉnh Bắc lào, Đông Bắc Thái Lan, Vân Nam Trung Quốc tổ chức. Tổ chức sản xuất các ấn phẩm phục vụ công tác tuyên truyền quảng bá thu hút khách đến Điện Biên.
- Tăng cường công tác hợp tác, liên kết với các tỉnh Tây Bắc, thủ đô Hà Nội và các trung tâm du lịch để phối hợp xây dựng sản phẩm, đào tạo nhân lực du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
- Thực hiện Đề án tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Điện Biên giai đoạn 2012-2020, định hướng đến năm 2020.
60
Để du lịch Điện Biên phát triển theo định hướng đã xác định trước mắt cũng như lâu dài theo hướng ổn định, bền vững. Xin đề nghị với Tổng cục Du lịch:
- Giúp Điện Biên xem xét, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh đến năm 2030 và xây dựng các quy hoạch, chuyên đề tại các khu, điểm có tài nguyên du lịch đặc trưng nhằm tạo ra các sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
- Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các tỉnh khó khăn nói chung, Điện Biên nói riêng, cho các đối tượng quản lý Nhà nước, quản trị Doanh nghiệp và kỹ năng nghề.
61