NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH TRỌNG ĐIỂM VÀ THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG ĐẾN ĐIỆN BIÊN

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử điện biên phủ để đẩy mạnh phát triển du lịch điện biên trong mối liên kết với vùng tây bắc (Trang 61)

I. Khái quát chung về đặc trưng văn hóa của các dân tộc tỉnh Điện Biên

NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH TRỌNG ĐIỂM VÀ THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG ĐẾN ĐIỆN BIÊN

VÀ THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG ĐẾN ĐIỆN BIÊN

Lê Tuấn Anh Vụ trưởng Vụ Thị trường- Tổng cục Du lịch

Nghiên cứu và phân đoạn thị trường được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác phát triển du lịch mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Đối với du lịch Điện Biên, trong những năm gần đây, Biện Biên đang trở thành một điểm đến được nhiều người biết đến, một trong những điểm đến nổi bật trong số các tỉnh miền núi phía bắc nước ta. Do vậy, để du lịch Điện Biên phát triển nhanh, mạnh và bền vững, việc đẩy mạnh nghiên cứu thị trường và xúc tiến quảng bá, đưa du lịch Điện Biên phát triển xứng tầm là đặt ra trong giai đoạn hiện nay, nhất là khi đất nước đang hướng về Điện Biên chuẩn bị cho kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khái quát về Điện Biên và tiềm năng phát triển Du lịch Điện Biên

Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội gần 500 km về phía Tây; phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam – Trung Quốc; phía Tây và Tây Nam giáp với nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào; là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia: Trung Quốc (dài 38,5km) và Lào (dài 360 km), với cửa khẩu quốc tế Tây Trang, thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động du lịch và thương mại quốc tế với Bắc Lào và Tây Nam Trung Quốc.

Về tài nguyên du lịch, Điện Biên hội tụ đầy đủ và phong phú các tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa.Với đặc thù là tỉnh miền núi, Điện Biên có tiềm năng lớn về hệ sinh thái rừng, sông suối, hang động, hồ nước, nước khoáng nóng,... thuận lợi cho việc xây dựng các khu nghỉ dưỡng, tham quan, du lịch thiên nhiên. Các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên này là: Hồ Pá Khoang và rừng tự nhiên Mường Phăng, nước khoáng Uva,hệ thống cảnh quan sông hồ và khu bảo tồn thiên nhiên.Trong hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên, có một số điểm đang được đầu tư khai khác như Hồ Pá Khoang, động Pa Thơm…

Đối với tài nguyên du lịch nhân văn của Điện Biên, hệ thống di tích lịch sử gắn với chiến trường Điện Biên Phủ xưa kia đã được Nhà nước xếp hạng là một trong mười di tích cấp quốc gia đặc biệt với các di tích tiêu biểu như Đồi A1, C1, D1, E1, E2; cầu Mường Thanh, hầm chỉ huy; Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, đồi Him Lam, đường

62

kéo pháo, sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ tại Mường Phăng…. Ngoài ra, Điện Biên còn có nhiều di tích lịch sử quan trọng khác như Thành Bản Phủ, đền thờ Hoàng Công Chất… cùng nhiều sản vật địa phương, các di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số sống trên địa bàn tỉnh.

Hiện trạng và phân đoạn thị trường khách du lịch đến Điện Biên

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, số lượng khách đến Điện Biên năm 2013 ước đạt 380.5 ngàn lượt, đạt 104,2% so với kế hoạch năm, tăng 5,69 % so với năm 2012. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 66.750 ngàn lượt, đạt 102,69% so với kế hoạch năm,tăng 2,69% so với năm 2012.Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch ước đạt 433,7 tỷ đồng, đạt 108,42% so với kế hoạch năm,tăng 44,56% so với năm 2012. Từ năm 2008 đến nay, cả khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế và tổng thu từ du lịch của Điện Biên đều tăng (Bảng 1). Tuy nhiên, từ năm 2010 đến nay, tốc độ tăng trưởng chậm lại cả về khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa.

Các kết quả nêu trên cho thấy tuy du lịch Điện Biên chưa thể so sánh được với nhiều địa phương trong cả nước nhưng có thể nói là địa phương dẫn đầu trong phát triển du lịch trong số các tỉnh khu vực Tây Bắc.

Bảng 1. Lượng khách quốc tế đến Điện Biên

Đơn vị tính: lượt khách

Năm Khách du lịch quốc

tế Khách du lịch nội địa Tổng

2008 30.000 170.000 200.000 2009 42.000 208.000 250.000 2010 52.000 253.000 305.000 2011 64.000 289.000 353.000 2012 65.000 295.000 360.000 2013 66.750 313.750 380.500

Nguồn: Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Điện Biên

Khi nghiên cứu và phân đoạn các thị trường khách du lịch đến Điện Biên ta thấy có một số đặc điểm nổi bật sau:

63

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử điện biên phủ để đẩy mạnh phát triển du lịch điện biên trong mối liên kết với vùng tây bắc (Trang 61)