LIÊN KẾT DU LỊCH CÁC ĐIỂM DI TÍCH LỊCH SỬ VỀ THĂM CHIẾN TRƯỜNG XƯA NHÂN DỊP KỶ NIỆM 60 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử điện biên phủ để đẩy mạnh phát triển du lịch điện biên trong mối liên kết với vùng tây bắc (Trang 156)

- Thứ năm: Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng các sản phẩm du lịch của khu vực Tây Bắc là do chất lượng nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh

LIÊN KẾT DU LỊCH CÁC ĐIỂM DI TÍCH LỊCH SỬ VỀ THĂM CHIẾN TRƯỜNG XƯA NHÂN DỊP KỶ NIỆM 60 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ

XƯA NHÂN DỊP KỶ NIỆM 60 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ

Lưu Huy Linh PGĐ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hòa Bình

Hòa Bình là tỉnh miền núi cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, nối đồng bằng sông Hồng với vùng Tây bắc trên tuyến quốc lộ 6 và con sông Đà hùng vĩ. Phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp tỉnh Thanh hóa và Ninh Bình, phía Đông giáp thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Thành phố Hòa Bình cách trung tâm thủ đô Hà Nội 73 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 93 km, cách cảng biển Hải Phòng 170 km. Hòa Bình có diện tích tự nhiên gần 4.600 km2, đơn vị hành chính gồm 10 huyện và 01 thành phố, 210 xã, phường, thị trấn, với gần 800.000 dân gồm các dân tộc Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông trong đó người Mường chiếm hơn 63%.

Hòa Bình được thiên nhiên ưu đãi, với địa hình nhiều sông, núi phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ đã tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, cùng lịch sử truyền thống đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 296 di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được quản lý bảo vệ, trong đó có hơn 70 hang động chứa đựng những di chỉ khảo cổ của nền “Văn hóa Hòa Bình”, đã có 46 di tích cấp quốc gia và 25 di tích cấp tỉnh.

Đến với Hòa Bình, du khách được trải nghiệm, khám phá và cảm nhận về một vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa, quê hương của nền văn hóa thời tiền sử nổi tiếng thế giới nền "Văn hóa Hòa Bình" cách đây hàng chục vạn năm minh chứng cho thời kỳ phát triển của văn hóa Việt - Mường cổ… Nơi đây hiện còn bảo tồn, lưu giữ hàng trăm chiếc trống đồng và gần 10 ngàn chiếc Cồng chiêng quý giá. Hòa Bình cũng là nơi sản sinh và còn lưu giữ được những áng Mo của sử thi “Đẻ đất - Đẻ nước” nổi tiếng của người Mường. Mỗi dân tộc ở Hòa Bình lại có những nét văn hóa mang bản sắc riêng về phong tục tập quán, kiến trúc nhà ở, trang phục, dân ca, dân vũ, nhạc cụ đặc sắc, những giá trị văn hóa truyền thống vang vọng từ ngàn xưa của văn hóa cồng chiêng trong đời sống người Mường qua những âm thanh trầm bổng, sâu lắng, hào hùng mà quyến rũ không thể bỏ qua. Du khách khi đến với Hòa Bình còn được hòa mình trong các lễ hội dân gian các dân tộc tiêu biểu như: Lễ hội cồng chiêng, Lễ hội Chùa Tiên, Lễ hội Khai hạ Mường Bi, Lễ hội Đền Bờ, Lễ hội Xên Mường … rất độc đáo của Hòa Bình.

157

Hòa Bình không chỉ được biết đến với những tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn. Hòa Bình với vị trí là cửa ngõ của vùng Tây Bắc của Tổ quốc, năm trên tuyến đường quốc lộ 6 nối từ Hà Nội qua Hòa Bình lên Sơn La, Điện Biên. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp Hòa Bình được xác định là địa bàn quan trọng trong tuyến giao thông vận chuyển vũ khí và quân lương phục vụ chiến trường Điện Biên Phủ. Nơi đây hơn 60 năm trước đã đã diễn ra nhiều trận chiến đấu oanh liệt của quân và dân ta góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử ngày 07/5/1954. Những dấu tích lịch sử cách mạng của thời kỳ đấu tranh chống thực dân Pháp đó ngày nay đã được tỉnh Hòa Bình lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích lịch sử văn hóa như: Nơi ghi dấu lịch sử Trung đoàn 52 Tây Tiến, tại xóm Trang, xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn. Địa điểm chiến thắng Cầu Mè, tại xóm Dụ, xã Mông hóa, huyện Kỳ Sơn; Đài tưởng niệm anh hùng liệt sỹ Cù Chính Lan, tại xóm Mỗ, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong; Nhà tù Hoà Bình tại phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình …

Nhằm phát huy giá trị của các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh, trong những năm qua tỉnh Hòa Bình đã đầu tư tu bổ tôn tạo nhiều di tích lịch sử cách mạng đang trở thành những điểm tham quan du lịch góp phần ôn lại truyền thống đấu tranh anh dũng của quân và dân ta. Để thiết thực chào mừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong chương trình hợp tác liên kết phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng trên tuyến đường về thăm lại chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa. Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình đã xây dựng tuyến tham quan du lịch các di tích lịch sử cách mạng ghi lại chiến công của quân và dân ta trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, góp phần đi đến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 07 tháng 5 năm 1954 phục vụ du khách khi về thăm lại chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, để tìm hiểu về lịch sử hào hùng của quân và dân ta trong cuộc đấu tranh anh dũng bảo vệ Tổ quốc như:

+ Di tích “Địa điểm lịch sử Trung đoàn 52 Tây Tiến” tại xóm Trang, xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn. (Được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2012). Là nơi đặt quân y xá từ năm (1947 - 1949) nơi ghi dấu sự hi sinh mất mát của gần 200 cán bộ chiến sỹ của Trung đoàn đã vì độc lập tự do của dân tộc vĩnh viễn nằm lại đây khi tuổi đời mới mười chín, đôi mươi. Địa điểm này còn là nơi ghi dấu sự trưởng thành những cống hiến cho cách mạng Việt Nam nói chung nhân dân Tây Bắc Việt Nam nói riêng của Trung đoàn 52 Tây Tiến từ đội quân ban đầu được tập hợp bởi các đơn vị ở hầu khắp các chiến trường Bắc Bộ, vũ khí trang bị nghèo nàn, thiếu thốn, thô sơ, chưa có nhiều kiến thức quân sự, nhưng với lòng yêu nước, chí căm thù giặc cao độ, những người lính Tây Tiến đã nhanh chóng trưởng thành trong lửa đạn chiến tranh, trở thành

158

những chiến binh dũng cảm, đánh giặc giỏi, lập bao chiến công hiển hách trên khắp các chiến trường, có nhiều cống hiến xuất sắc cho cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống Thực dân Pháp.

Năm 1990, để tri ân các chiến sỹ Trung đoàn 52 Tây Tiến đã vì nước quên thân hi sinh tại Châu Trang. Đài tưởng niệm các liệt sỹ được xây dựng trên diện tích 6818,7m2, theo hình lưỡi mác cao 10m, chính giữa có ngôi sao 5 cánh màu vàng, cách chân đài 1,20m khắc dòng chữ " tinh thần các liệt sĩ Tây Tiến sống mãi ". Sát chân đài có đắp nổi mô hình chiếc Cồng có đường kính 1,5m có ý nghĩa là tiếng cồng tiễn đưa các liệt sĩ Tây Tiến đã hy sinh trên mảnh đất này. Ngoài ra du khách còn được xem các hiện vật quý giá của các chiến sĩ Trung đoàn 52 Tây Tiến đã hiến tặng được trưng bày tại Bảo tàng Hòa Bình.

Địa điểm ghi dấu chiến thắng cầu Mè năm 1951 là một bản hùng ca vang dội của Trung đoàn 66 phối kết hợp với quân dân Hòa Bình trong cuộc kháng chiến vệ quốc chống kẻ thù xâm lược của dân tộc. Một lần nữa khẳng định sức mạnh đoàn kết của quân dân, sức mạnh của lòng yêu nước nồng nàn, sức mạnh của ý chí quật cường của nhân dân ta đã được lịch sử dân tộc chứng minh qua các cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược suốt hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Từ Hà Nội theo quốc lộ 6 ngược lên miền Tây Bắc anh hùng của tổ quốc tới km 57 + 434 m là tới địa danh di tích lịch sử Cầu Mè xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình. Tại địa điểm này vào ngày 02 tháng 12 năm 1951 đã chứng kiến một trận chiến đấu dũng cảm của Trung đoàn 66 phối hợp với Đại đội 16 và lực lượng dân quân, du kích xã Mông Hóa, chặn đánh tiêu diệt 34 chiếc xe quân sự của giặc Pháp. Địa điểm chiến thắng Cầu Mè mãi là niềm tự hào về truyền thống anh dũng kiên cường, mưu trí dũng cảm chiến đấu chống kẻ thù xâm lược của quân và dân Hòa Bình nói chung, huyện Kỳ Sơn nói riêng.

+ Di tích “Tượng đài ghi dấu chiến công anh hùng Cù Chính Lan” tại xóm Mỗ, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong. (§-îc c«ng nhËn lµ di tÝch lÞch sö c¸ch m¹ng cÊp quốc gia n¨m 1993). Công trình được xây dựng trên tổng diện tích 3.638m2, tượng và bệ tượng được chế tác từ nguyên liệu đá xanh Thanh Hóa có chiều cao 8,5m, tổng thể tích 160,4m3. Khắc họa hình tượng của anh hùng Cù Chính Lan mưu trí, quả cảm đã tiêu diệt chiếc xe tăng của địch trên đường số 6, diễn ra ngày 13/12/1951, gắn liền với chiến thắng oanh liệt của quân và dân ta trong chiến dịch Hòa Bình lịch sử.

+ Di tích Nhà tù Hoà Bình nằm bên bờ trái sông Đà thuộc phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình (Được công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia năm

159

2000). Nhà tù Hoà Bình được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1896 trên diện tích 1.500m2 để giam giữ thường phạm. Từ tháng 3/1943 thực dân Pháp chuyển một số tù chính trị từ Nhà tù Sơn La về giam giữ ở Nhà tù Hoà Bình. Giai đoạn 1943 - 1945 phong trào hoạt động của Chi bộ Nhà tù Hoà Bình phát triển mạnh do đồng chí Lê Đức Thọ làm Bí thư đã có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào cách mạng ở tỉnh Hoà Bình. Di tích Nhà tù Hoà Bình gắn liền với những tên tuổi của các chiến sĩ cách mạng bị thực dân Pháp khủng bố, đàn áp giam cầm như: Lê Đức Thọ, Vũ Dương, Bình Huấn, Nguyễn Đức Tâm, Nguyễn Cơ Thạch, Bùi Quang Tạo, Lê Quốc Thân, Ngô Minh Loan, Mai Vị, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Hữu Hưng và Nguyễn Chí Nguyện (các đồng chí trên, sau này đều là những cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước ta). Di tích nhà tù Hòa Bình vừa là nơi ghi dấu tội ác của thực dân Pháp, đồng thời chính nơi đây đã bồi dưỡng rèn luyện những chiến sĩ Cộng sản kiên cường, bất khuất giữ trọn khí tiết cách mạng, đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc. Hiện nay di tích lịch sử văn hóa Nhà tù Hòa Bình đã được tu bổ tôn tạo thành điểm tham quan đón du khách về thăm.

Với những tiềm năng được thiên nhiên được ban tặng, giá trị văn hóa lâu đời của nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng và truyền thống đấu tranh anh dũng của quân đội Việt Nam và nhân dân các dân tộc Hòa Bình. Cùng hệ thống các khách sạn, nhà nghỉ rộng khắp trên địa bàn tỉnh, cùng dịch vụ vừa mang phong cách hiện đại, vừa đậm đà bản sắc dân tộc của đội ngũ nhân viên phục vụ. Hoà Bình hứa hẹn sẽ là một điểm đến hấp dẫn mang đến sự hài lòng cho du khách trong nước và quốc tế trên tuyến đường về thăm lại chiến trường Điện Biên Phủ lịch sử năm xưa./.

160

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử điện biên phủ để đẩy mạnh phát triển du lịch điện biên trong mối liên kết với vùng tây bắc (Trang 156)