PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẶC BIỆT CỦA DI TÍCH LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG LÒNG HỒ SÔNG ĐÀ

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử điện biên phủ để đẩy mạnh phát triển du lịch điện biên trong mối liên kết với vùng tây bắc (Trang 152)

- Thứ năm: Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng các sản phẩm du lịch của khu vực Tây Bắc là do chất lượng nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh

PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẶC BIỆT CỦA DI TÍCH LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG LÒNG HỒ SÔNG ĐÀ

ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG LÒNG HỒ SÔNG ĐÀ

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sơn La

Sông Đà bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Hà Nội và các tỉnh đồng bằng bắc bộ. Từ ngàn xưa, nhân dân ta vẫn mơ ước chinh phục dòng sông Đà, dòng sông hung dữ, nhất là mùa mưa lũ. Với những nhà người mê Tây Bắc, dòng sông Đà như một sơn nữ đầy bí ẩn và quyến rũ, với nhiều người độ dăm tháng, một năm không nhìn thấy núi rừng Tây Bắc, không thấy sông Đà uốn lượn quanh co, cảm giác nhớ nhung nao lòng. Dòng sông Đà ghềnh thác, uốn lượn quanh co bên dãy Huổi Luông hùng vĩ, bến phà Pá Uân đợi chờ những bước chân khám phá, những bản làng như Mường Chiên, Cà Nàng, nơi có những cô gái Thái xinh đẹp, ngơ ngẩn với dòng nước thềm sông, với những chiếc thuyền độc mộc thả chài, lưới bên sông của những người dân tộc sống dọc hai bên dòng sông. Đến bến phà Tạ Khoa nối hai bên bờ sông của huyện Bắc Yên với huyện Yên Châu Sơn La nổi tiếng với những bản chuyên chài lưới ven sông, với hoa quả đặc sản của vùng Tây Bắc như táo mèo Bắc Yên, chuối khô Yên Châu…. Rồi xuôi dòng về đến bến phà Vạn Yên với những cô gái người Mông váy hoa sặc sỡ, gùi từng sản phẩm đặc sắc của quê hương đến cho du khách.

Giờ đây, các bến phà đã dần được thay thế bằng những cây cầu nối hai bên bờ sông bởi dòng sông Đà đã được chinh phục xây dựng các công trình thủy điện lớn phục vụ lợi ích quốc gia, đảm bảo cho việc cắt lũ, phát điện, cấp nước tưới và giao thông thủy liên thông giữa các tỉnh trong khu vực. Sông Đà nổi tiếng với sự hung hãn và dữ dằn mỗi mùa mưa lũ, giờ đây đang khuất phục dưới bàn tay con người. Trên dòng sông đà hôm nay đã và đang mọc lên những công trình thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu tạo nên những hồ nước rộng mênh mông và là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng tạo nên một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú của Tây Bắc với những làng chài lưới những vùng hồ với nhiều hòn đảo lớn nhỏ kỳ thú hấp dẫn đã và đang là lợi thế cho phát triển du lịch vùng lòng hồ sông đà nói chung, Sơn La nói riêng.

Ngược dòng sông Đà từ Hòa Bình đi lên chúng ta được thưởng ngoạn cảnh đẹp kỳ thú của hồ thủy điện Hòa Bình với chiều dài 70 km, nằm trải rộng trên địa bàn 17 xã ở 5 huyện, thành phố là: huyện Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu, Đà Bắc và TPHB. Được hình thành sau khi có công trình thuỷ điện Hoà Bình, trên hồ chỗ rộng nhất 1- 2

153

km, sâu từ 80 - 110 m. Hồ có dung tích trên 9 tỷ m3 nước. Nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú với địa hình bị chia cắt bởi nhiều ngòi, khe, suối... Trong hồ có 47 đảo lớn nhỏ, trong đó có 11 đảo đá vôi với diện tích 116 ha và 36 đảo núi đất diện tích 157,5 ha. Phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, hai bên hồ là những cánh rừng núi ngút ngàn, thơ mộng, hấp dẫn du khách. Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình còn là điểm tham quan du lịch hấp đối với du khách. Sau khi thăm quan đập tràn và đập xả lũ, du khách sẽ được hướng dẫn đến làm lễ dâng hương tại Tượng đài Bác Hồ cao 18 m bằng đá granit trắng trên đồi ông Tượng, thăm nhà truyền thống nơi lưu giữ bức thư thế kỷ gửi thế hệ mai sau và đài tưởng niện những công nhân Việt nam và chuyên gia Liên Xô hy sinh trên công trình thuỷ điện. Rời khu vực Nhà máy thuỷ điện, du khách tiếp tục được thăm quan, khám khá những kỳ quan thiên tươi đẹp mà tạo hoá đã ưu ái ban tặng cho khu vực lòng hồ sông Đà. Với cảnh quan thiên nhiên đẹp, nhiều điểm thăm quan tâm linh, văn hoá, du lịch nổi tiếng như Đền Bờ, động Thác Bờ, vịnh Ngòi Hoa, động Hoa Tiên... Lễ hội Đền Bờ được tổ chức mỗi năm một lần, diễn ra từ mùng 7 tháng giêng và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội lớn không phải riêng của người Mường Hòa Bình mà còn có sự tham gia của nhiều dân tộc anh em trong và ngoài tỉnh, hàng năm thu hút hàng trăm nghìn lượt khách tới thăm quan và làm lễ.

Dọc lòng hồ đến Mộc Châu, Phù Yên, bến phà Vạn Yên quý khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tiềm ẩn của những cô gái thái, gái H,Mông, Dao… với những bộ trang phục lộng lẫy trong những ngày chợ phiên vùng bờ sông, được thưởng thức các món ẩm thực đặc sắc và hấp dẫn của các dân tộc vùng Tây Bắc, được đắm mình vào các sản phẩm độc đáo của địa phương do chính người dân sản xuất từ những chất liệu địa phương như: Dao Mèo, nỏ Thái, Tú lu, gùi …. Là những sản phẩm lưu niệm cho chuyến khám phá đầy ý nghĩa. Đặc biệt hơn là được tận hưởng cảm xúc trong bài hát Bến Vạn Tình Yêu một tác phẩm nổi tiếng đã đi vào lòng người. Dọc lòng hồ lên khoảng trên 30 km đến cầu Tạ Khoa quý khách lại được đắm mình vào cảnh sắc thiên nhiển hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc với hang A Phủ đã đi vào văn học trong thời kháng pháp. Tiếp tục 30km hành trình đường sông là cảng Tà Hộc một cảng đường sông đã và đang làm du khách đi từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác, đây là nơi tiếp nhận vận chuyển Tượng đài chiến thắng lịch sử điện Biên phủ từ đường thủy lên đường bộ và là nơi tập kết các thiết bị để xây dựng thủy điện Sơn La. Nơi đây có nhiều lễ hội trong dịp tết nguyên đán như Lễ hội chọi trâu của bản Toong Tải A xã Tà Hộc vào ngày mùng 5 tháng giêng âm lịch hàng năm, lễ hội cầu mùa của dân tộc Thái vào mùa hoa ban nở. Tiếp tục hành trình khoảng hơn 70km lên đập thủy điện Sơn La quý khách được chiêm

154

ngưỡng các buổi chợ phiên của các dân tộc vùng lòng hồ với nhiều nét đặc trưng của các dân tộc đầy hấp dẫn.

Cũng trên dòng sông này thủy điện Sơn La một trong những công trình thế kỷ, công trình thủy điện lớn nhất đông Nam Á thủy Dự án Thủy điện Sơn La là công trình trọng điểm quốc gia, là bậc thang thứ hai trên sông Đà (trên là thủy điện Lai Châu, dưới là thủy điện Hòa Bình), với công suất lắp đặt 2400 MW (gồm 6 tổ máy, mỗi tổ máy 400MW), có công trình chính đặt tại tuyến Pa Vinh thuộc địa phận xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Hồ chứa nước thuộc một số xã, huyện của tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu. Nhiệm vụ chính của Dự án là cung cấp điện lên hệ thống điện Quốc gia với sản lượng điện trung bình hàng năm là 10,246 tỷ kWh; chống lũ về mùa mưa, cung cấp nước về mùa khô cho đồng bằng Bắc Bộ và góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc.

Hồ chứa nước của thủy điện Sơn La nếu tích nước đến cao trình, diện tích lưu vực của hồ sẽ phủ rộng 43.760 km2 thuộc địa phận của ba tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Hồ có chiều rộng lớn nhất khoảng 1,5km, chiều dài lòng hồ tính từ đập ngăn đặt tại thị trấn Ít Ong, huyện Mường La của tỉnh Sơn La ngược lên phía thượng nguồn đến thị xã Mường Lay của tỉnh Lai Châu vào khoảng 120km, dung tích hồ chứa sẽ đạt 9,26 tỷ m3 nước, tương đương dung tích hồ Thuỷ điện Hòa Bình.

Lòng hồ thủy điện Sơn La tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước được du thuyền từ Sơn La tiếp tục du thuyền lên Điện Biên, Lai Châu. Dọc hai bên sườn núi lòng hồ các bản di dân tái định cư được xây dựng khang trang, đẹp đẽ, với nhiều nét văn hóa các dân tộc hấp dẫn du khách sau những ngày làm việc căng thẳng, nơi đây với cây cầu Pá Uôn cao nhất Đông Nam Á hiện nay nối đôi bờ sông Đà, cũng chính nơi đây hàng năm UBND huyện Quỳnh Nhai tổ chức Lễ hội đua thuyền của các xã, bản trong huyện vào ngày 10 tháng giêng âm lịch hàng năm thu hút hàng ngàn lượt khách đến thăm cổ vũ và động viên. Dọc bờ sông vào dịp những ngày đầu xuân mới còn diễn ra lễ Hội Nàng Han và Đền Linh Sơn Thủy từ ngay bờ sông Đà. Theo 30 km lên Điện Biên quý khách được đắm mình nơi sơn thủy hữu tình với núi non hùng vĩ và cả địa danh huyện Quỳnh Nhai cũ nằm dưới lòng hồ, cây đa Pắc Ma nổi tiếng với những điều linh thiêng và huyền bí của núi rừng.

Xác định đây là tuyến du lịch nối 3 tỉnh của khu vực các tỉnh Tây Bắc, Sơn La đã xây dựng quy hoạch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La nối từ thủy điện Sơn La đi Điện Biên, Lai Châu nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước đến thăm Sơn La, thủy điện Sơn La, du lịch lòng hồ…. tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội của các dân tộc vùng

155

lòng hồ, tạo công ăn việc làm cho nhân dân các dân tộc đồng thời quảng bá giới thiệu hình ảnh đất nước con người Sơn La. Việc triển khai xây dựng quy hoạch phát triển vùng lòng hồ đã và đang tạo động lực cho sự phát triển du lịch bền vững, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố đẩy nhanh tiến độ xây dựng quy hoạch và lập dự án thu hút đầu tư cho phát triển du lịch lòng hồ. Hiện Nay để chuẩn bị đón các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bạn bè quốc tế lên thăm chiến trường Điện Biên phủ nhân kỷ iệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2014). Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sơn La phối hợp với UBND các huyện vùng lòng hồ tổ chức thu hút các nhà đầu tư, nhà kinh doanh du lịch trong và ngoài tỉnh thực hiện tốt công tác quảng bá du lịch lòng hồ Sơn La - Điện Biên trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang Web của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong và ngoài tỉnh đến các thị trường khách du lịch trong dịp 7/5/2014.

Có thể nói, du lịch vùng lòng hồ sông Đà đã và đang là điểm du lịch hấp dẫn thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Việc đẩy nhaanh tiến độ quy hoạch du lịch lòng hồ không chỉ riên của một tỉnh mà cần phải có sự liên doanh liên kết giữa các tỉnh, các doanh nghiệp, công ty lữ hành, các nhà đầu tư để tạo ra sản phẩm du lịch lòng hồ hấp dẫn không lặp lại, không nhàm chán với du khách. Bởi các tỉnh Tây Bắc đều có nhiều điểm tương đồng chính vì vậy việc tạo ra các sản phẩm du lịch lòng hồ cần phải có sự nghiên cứu tổng thể và có sự liên kết phát triển các loại hình sản phẩm du lịch của từng tỉnh phù hợp với phong tục tập quán từng địa phương, và không lặp lại ở mỗi tỉnh. Đây là nhiệm vụ quan trọng đầu tiên trong liên kết phát triển du lịch Tây Bắc. Sơn La đã và đang thực hiện tốt công tác liên kết với 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng trong phát triển du lịch và được sự giúp đỡ của Ban quản lý dự án EU, đồng thời phối hợp với Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu tổ chức cho các doanh nghiệp, công ty, hãng lữ hành kinh doanh trong lĩnh vực du lịch hội thảo thường niên để có những tham mưu với UBND các tỉnh điều chỉnh về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phù hợp với sự phát triển du lịch nói chung, du lịch lòng hồ nói riêng góp phần vào công tác xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của các dân tộc vùng Tây Bắc.

156

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử điện biên phủ để đẩy mạnh phát triển du lịch điện biên trong mối liên kết với vùng tây bắc (Trang 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)