Sự cần thiết phải liên kết trong phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử điện biên phủ để đẩy mạnh phát triển du lịch điện biên trong mối liên kết với vùng tây bắc (Trang 118)

IV. Xây dựng sản phẩm du lịch “Đạp Thồ Điện Biên”

1. Sự cần thiết phải liên kết trong phát triển du lịch

Với tính chất là ngành kinh tế có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, sự phát triển du lịch không chỉ “bó” trong một lãnh thổ mà luôn vươn ra khỏi phạm vi hành chính một địa phương, một quốc gia, một khu vực. Điều này là một thực tế và đã được minh chứng bởi chính tình trạng chậm phát triển của du lịch Việt Nam vào thời kỳ trước những năm 90 của Thế kỷ XX khi Việt Nam chưa có chính sách mở cửa hội nhập với khu vực và quốc tế và còn bị ảnh hưởng bởi chính sách cấm vận cho du Việt Nam là điểm đến có nhiều tiềm năng và lợi thế trong phát triển du lịch.

Việc liên kết phát triển du lịch giữa các lãnh thổ khác nhau cho phép khai thác những lợi thế tương đối của nhau về tài nguyên du lịch, về vị trí trong giao thương, về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khác cho phát triển du lịch.

Ví dụ điển hình về vấn đề này là chính sách liên kết phát triển du lịch của Singapore với các nước trong khu vực, theo đó, Singapore coi tài nguyên du lịch - một trong những điểm yếu của Singapore - của những quốc gia khác là tài nguyên du lịch của mình để đầu tư xây dựng điểm đến cho hệ thống các tours du lịch mà Singapore chào bán. Ngược lại, các quốc gia có liên kết với Singapore sẽ được sử dụng những lợi thế của quốc gia này về “cửa ngõ” giao thương quốc tế, năng lực tài chính và kinh nghiệm quảng bá, quản lý và kinh doanh du lịch. Ý tưởng “siêu dự án” về phát triển khu du lịch quốc gia Đan Kia - Suối Vàng (Đà Lạt - Lâm Đồng) với sự đầu tư của Singapore về vốn, kinh nghiệm quản lý, phát triển sản phẩm - thị trường và thương hiệu là một minh chính cụ thể về liên kết phát triển du lịch giữa Việt Nam và Singapore (do nhiều nguyên nhân, dự án này chưa trở thành hiện thực mặc dù đã được Quốc hội thông qua năm 1997).

Việc liên kết phát triển du lịch giữa các chủ thể hành chính còn tạo nên khả năng cạnh tranh cao hơn đối với các bên liên quan nhằm thu hút đầu tư, thu hút khách du lịch đến địa bàn liên kết nói chung với tư cách là một điểm đến thống nhất và đến lãnh thổ của từng chủ thể liên kết nói riêng . Đây là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch trong

119

cơ chế thị trường khi yếu tố cạnh tranh ngày một trở nên gay gắt giữa các doanh nghiệp, giữa các chủ thể hành chính trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia với nhau. Điều này còn đặc biệt quan trọng đối với phát triển du lịch của các địa phương trong một vùng du lịch khi những địa phương này có chung mục tiêu phát triển và có những đặc điểm khá tương đồng về tự nhiên và văn hóa mang tính đặc thù của vùng lãnh thổ.

Như vậy có thể thấy “liên kết” là yếu tố quan trọng và là yêu cầu mang tính quy luật khách quan đối với phát triển du lịch, đặc biệt giữa các chủ thể hành chính trong một vùng du lịch với những lợi thế riêng có thể bổ sung cho nhau hoặc có chung những giá trị về tài nguyên du lịch mà sự phân bố của chúng nằm trên cùng lãnh thổ nơi có những chủ thể hành chính đó.

Để đảm bảo tính liên kết được bền vững của mỗi địa phương trong mối quan hệ với cả vùng du lịch cần chú trọng đối với những vấn đề trọng tâm sau:

(i) Cần có được sự đồng thuận mang tính tự nguyện của các chủ thể liên kết trên cơ sở “tầm nhìn” về những lợi ích có được khi tiến hành liên kết. Khi xem xét đến vấn đề lợi ích cần có sự bình đẳng giữa các chủ thể, đồng thời kết hợp hài hòa những lợi ích trước mắt và lâu dài. Đây là vấn đề rất khó trong điều kiện Việt Nam hiện nay khi “tầm nhìn” lợi ích còn mang nặng tính nhiệm kỳ và ngắn hạn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các mô hình liên kết phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng ở Việt Nam cho đến nay còn chưa đi vào thực chất và thiếu tính bền vững.

(ii) Cần có được mô hình liên kết phù hợp với mục tiêu và điều kiện cụ thể của các chủ thể liên quan. Mô hình này có thể là một liên kết trên cơ sở cam kết không mang tính ràng buộc về pháp lý giữa các chủ thể, hoặc liên kết trên cơ sở những ràng buộc pháp lý đối với những nội dung liên kết cụ thể. Trong từng mô hình liên kết, cần xác định rõ chủ thể quyết định đối với phương án thực hiện các nội dung liên kết và phân xử trong trường hợp có tranh chấp về lợi ích giữa các bên trong quá trình thực hiện liên kết.

(iii) Cần xác định rõ chức năng riêng dựa trên lợi thế đặc thù của từng chủ thể trong không gian liên kết phát triển điểm đến du lịch chung. Đây chính là cơ sở để có được những “phân công” hợp lý trong phát triển tổng thể điểm đến liên kết; khai thác có hiệu quả lợi thế đặc thù của từng chủ thể nhằm tạo được nguồn lực tốt nhất cho chiến lược phát triển chung của địa bàn, hạn chế được tính trùng lặp về chức năng trong phát triển trước khi có sự liên kết. Để thực hiện được yêu cầu này cần thiết phải có đề

120

án/phương án với những nội dung liên kết cụ thể trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của lãnh thổ liên kết.

(iv) Cần có lộ trình rõ ràng để thực hiện liên kết với sự ủng hộ và hỗ trợ của chủ thể quản lý cao hơn về lãnh thổ và chuyên ngành đối với những vấn đề mà năng lực của các bên tham gia liên kết còn hạn chế, đặc biệt đối với phát triển hạ tầng du lịch, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng thương hiệu và xúc tiến điểm đến du lịch chung.

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử điện biên phủ để đẩy mạnh phát triển du lịch điện biên trong mối liên kết với vùng tây bắc (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)