Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Điện Biên trên cơ sở khai thác những giá trị của Di tích lịch sử Điện Biên Phủ

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử điện biên phủ để đẩy mạnh phát triển du lịch điện biên trong mối liên kết với vùng tây bắc (Trang 68)

- Đối với thị trường khách du lịch quốc tế: Dựa trên các đặc điểm về địa lý, lịch sử và điều kiện phát triển về cơ sở hạ tầng cũng như các kết quả nghiên cứu thứ

2. Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Điện Biên trên cơ sở khai thác những giá trị của Di tích lịch sử Điện Biên Phủ

của Di tích lịch sử Điện Biên Phủ

Những giá trị du lịch của quần thể di tích chiến thắng Điện Biên Phủ, đòi hỏi quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Điện Biên cần khai thác một cách hợp lý và có hiệu quả để vừa góp phần bảo tồn vừa phát huy vai trò của di tích đối với phát triển du lịch tỉnh Điện Biên nói riêng và du lịch cả nước nói chung.

Về quan điểm phát triển

- Phát triển du lịch Điện Biên có chiều sâu, theo hướng nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp để đảm bảo sản phẩm du lịch có thương hiệu và tính cạnh tranh cao gắn liền với di tích Chiến thắng Điện Biên Phủ.

69

- Phát triển du lịch Điện Biên có trọng tâm, trọng điểm và bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di tích, giá trị văn hóa dân tộc, giá trị tự nhiên trong đó lấy di tích Chiến thắng Điện Biên Phủ làm nòng cốt.

- Phát triển du lịch Điện Biên trong mối liên hệ vùng, cả nước và quốc tế để phát huy vị trí, vai trò của quần thể di tích Điện Biên Phủ đối với cả nước và trên trường quốc tế.

- Phát triển du lịch Điện Biên vừa truyền thống vừa hiện đại để phát huy các giá trị văn hóa dân gian của các dân tộc góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch xung quanh hệ thống di tích lịch sử Chiến thắng Điện Biên phủ.

- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về du lịch của các địa phương, các thành phần kinh tế trên địa bàn Điện Biên.

Về mục tiêu phát triển

Phấn đấu để đến năm 2020, du lịch Điện Biên cơ bản trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu khối dịch vụ, tạo tiền đề đến năm 2030 là ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang bản sắc văn hoá Điện Biên và dấu ấn Điện Biên Phủ, thân thiện với môi trường; đưa Điện Biên trở thành một trong những địa bàn trọng điểm về du lịch của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và của cả nước; Điện Biên Phủ là khu du lịch quốc gia góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, ổn định trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng biên giới.

Mục tiêu cụ thể:

- Phát triển được một Khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ-Pá Khoang.

- Phát triển được một số khu, điểm du lịch phụ trợ khác để góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch Điện Biên và làm tăng giá trị của di tích Điện Biên Phủ.

Với những quan điểm và mục tiêu trên, những định hướng chủ yếu phát triển du lịch tỉnh Điện Biên bao gồm:

Về phát triển loại hình và sản phẩm

1. Tập trung phát triển loại hình Du lịch văn hóa: Do đặc điểm nổi trội của nguồn tài nguyên văn hóa - lịch sử nên loại hình du lịch văn hóa sẽ chiếm vị trí hết sức quan

70

trọng đối với du lịch Điện Biên. Trong du lịch văn hóa cần chú ý những loại sản phẩm sau :

- Du lịch tham quan nghiên cứu, tìm hiểu, giáo dục và tri ân: Việc khai thác chủ yếu dựa trên quần thể di tích chiến thắng Điện Biên Phủ và bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Tây Bắc như dân tộc Thái và một số dân tộc chỉ có ở Điện Biên... Đây là sản phẩm du lịch nổi trội mang tính quốc gia và là thế mạnh của du lịch Điện Biên và Lai Châu. Cần tạo ra nhiều chương trình tham quan, nghiên cứu đa dạng kết hợp với nghỉ dưỡng phục vụ du khách. Phát triển các bản văn hóa Tây Bắc gắn với làng nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực...

- Du lịch văn hóa lễ hội, sự kiện lịch sử: Đặc biệt chú trọng đưa các lễ hội, các sự kiện lịch sử vào trong những tour tham quan để tạo sức thu hút như lễ hội thành Bản Phủ, một số lễ hội dân tộc Tây Bắc khác trong đó đặc biệt chú trọng lễ kỷ niệm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ vào các năm chẵn.

- Du lịch thăm lại chiến trường xưa: Chủ yếu khai thác hệ thống di tích Chiến thắng Điện Biên Phủ. Để kéo dài thời gian và tăng tính hấp dẫn cần kết hợp với các loại hình du lịch khác.

2. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh phát triển Du lịch sinh thái để đa dạng hóa sản phẩm du lịch của tỉnh và góp phần nâng cao giá trị du lịch văn hóa lịch sử: Ngoài hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn, Điện Biên là tỉnh miền núi, có khu bảo tồn tự nhiên, có hệ thống sông suối dày đặc là nguồn khai thác sản phẩm du lịch sinh thái. Có thể nói sản phẩm gắn với du lịch sinh thái là thế mạnh thứ hai của Điện Biên. Các thị trường Đông Bắc Á, Tây Âu, Bắc Mỹ đặc biệt quan tâm đến thiên nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc ít người ở Tây Bắc nên cần phát triển tour du lịch tham quan cảnh quan tự nhiên, du lịch sinh thái kết hợp văn hóa bản địa. Các sản phẩm theo lọai hình du lịch sinh thái bao gồm:

- Tham quan nghiên cứu: Cảnh quan, đa dạng sinh học, hang động... ở các khu vực như Mường Phăng, Pá Thơm, Thị xã Mường Lay, Mường Nhé...

- Nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần, chữa bệnh: bao gồm các khu tắm nước nóng UVa, hồ Pá Khoang...

- Thể thao leo núi mạo hiểm: Có thể phát triển rất nhiều nơi, tuy nhiên cần kết hợp với các khu nghỉ dưỡng, khu tắm nước nóng.

Để phát triển du lịch sinh thái cần tăng cường hệ thống dịch vụ hướng dẫn, thông tin chuyên nghiệp; nâng cấp giao thông đến một số nơi, phát triển các tiện nghi dịch vụ

71

bổ trợ cho các họat động mạo hiểm đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường. Cần thiết kế xây dựng các tiêu chuẩn phù hợp với từng loại hình du lịch và xây dựng các trung tâm huấn luyện hướng dẫn khách.

3. Phát triển Du lịch thương mại, công vụ: Tỉnh Điện Biên là tỉnh vùng cao bên giới có cửa khẩu quốc tế với CNDCND Lào và các cửa khẩu khác với Trung Quốc nên cần đầu tư phát triển dịch vụ mua sắm, trung tâm thương mại. Đây cũng là một hướng quan trọng để đa dạng hóa sản phẩm du lịch của tỉnh. Trong du lịch thương mại chú ý đến hai loại hình đặc biệt:

- Du lịch hội nghị, hội họp và khuyến thưởng, và hội chợ.

- Du lịch kèm theo những sự kiện đặc biệt (như lễ hội, lễ kỷ niệm...)

Về tổ chức không gian lãnh thổ

Căn cứ sự phân bố tài nguyên theo không gian và các đặc điểm về tự nhiên, điều kiện cơ sở hạ tầng, các hành lang kinh tế quan trọng, tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Điện Biên thành ba địa bàn như sau:

- Cụm du lịch Thành phố Điện Biên Phủ và vùng phụ cận

Đây là cụm du lịch trọng tâm, nơi hội tụ các dòng khách từ các thị trường khác nhau bằng các hướng theo các trục quốc lộ 6A, 279; 4D, 32, 12 và trục hàng không và là đầu mối điều hành và phân phối khách theo các tuyến đã xác định trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Không gian cụm du lịch này bao gồm toàn bộ quần thể di tích Điện Biên Phủ và vùng phụ cận về phía Đông Bắc lên đến hồ Pá Khoang, Mường Phăng, phía Tây và Tây Nam bao gồm khu vực động Pa Thơm và cửa khẩu Tây Trang. Tài nguyên du lịch của cụm đa dạng và nổi trội, bao gồm tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch tự nhiên với vai trò chủ đạo là hệ thống di tích lịch sử cách mạng ở Điện Biên Phủ... Vì vậy cụm du lịch này có thể phát triển thành cụm du lịch văn hóa, sinh thái, thương mại công vụ với nhiều loại hình và sản phẩm du lịch hấp dẫn bao gồm:

+ Tham quan, nghiên cứu (bản văn hóa dân tộc, di tích , chiến trường xưa). + Thăm lại chiến trường xưa.

+ Nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần. + Vui chơi giải trí.

72

- Cụm du lịch Thị xã Mường Lay và vùng phụ cận

Đặc điểm của cụm du lịch Thị xã Mường Lay và phụ cận là tài nguyên du lịch khá tập trung nên không gian lãnh thổ và bán kính hoạt động hẹp. Ngoài ra, vì ở vào vị trí có giao thông thuỷ bộ thuận lợi thuỷ nối với Sơn La - Hoà Bình và các địa phương khác trong tỉnh nên khả năng giao lưu của cụm khá thuận lợi. Căn cứ vào đặc điểm tài nguyên du lịch và vai trò của cụm trong không gian lãnh thổ du lịch Điện Biên, cụm du lịch Thị xã Mường Lay và phụ cận phát triển theo hướng sinh thái văn hóa lấy du lịch sinh thái sông nước làm chủ đạo bên cạnh phát triển các loại hình du lịch văn hoá. Các sản phẩm du lịch chính là:

+ Du thuyền vọng cảnh dọc sông Đà kết hợp vui chơi giải trí.

+ Tham quan các điểm lịch sử văn hoá: nhà tù Lai Châu, bản dân tộc và một số di tích phụ cận thuộc địa phận tỉnh Lai Châu như văn bia Lê Lợi, khu dinh thự của Đèo Văn Long.

- Cụm du lịch Tuần Giáo - Pha Đin và phụ cận

Đối với du lịch tỉnh Điện Biên đây là cụm du lịch tiềm năng với việc khai thác các di tích lịch sử cách mạng, văn hoá dân tộc, tắm khoáng nóng ở huyện Tuần Giáo và cảnh quan đèo Pha Đin để phát triển du lịch sinh thái và tham quan nghiên cứu. Đây là cụm du lịch phát triển cho giai đoạn 2011 - 2020.

Ngoài ra phát triển cụm sinh thái Mường Nhé cho giai đoạn lâu dài.

- Trung tâm phát triển du lịch

Trung tâm du lịch là đầu mối mọi hoạt động du lịch của tỉnh hoặc khu vực, vì vậy trung tâm du lịch phải bảo đảm tập trung đầy đủ các điều kiện cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Với quan điểm trên, quy hoạch phát triển không gian du lịch Điện Biên lấy Thành phố Điện Biên Phủ làm trọng tâm phát triển khu vực phía Nam và là Trung tâm Du lịch chính của tỉnh. Trung tâm Du lịch Điện Biên Phủ là điểm dừng quan trọng trong hành lang du lịch Tây Bắc và các vùng phụ cận trong và ngoài nước, là điểm đầu mối của các hoạt động du lịch nội tỉnh, là nơi điều hành tất cả các hoạt động du lịch của toàn tỉnh.

Thị xã Mường Lay nơi có hệ thống giao thông thuỷ và bộ thuận lợi, có nguồn tài nguyên du lịch đường sông sẽ là trọng tâm phát triển du lịch ở khu vực phía Bắc tỉnh. Trung tâm du lịch Thị xã Mường Lay có vai trò phụ trợ cho trung tâm du lịch chính là Thành phố Điện Biên Phủ.

73

- Phát triển tuyến du lịch

Tăng cường liên kết phát triển du lịch với các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội và các địa phương khác trong vùng; Đẩy mạnh phát triển tuyến du lịch quốc gia theo "vòng cung" Tây Bắc Hà Nội – Sơn La-Điện Biên Phủ-Lai Châu-Lao Cai –Hà Nội để làm cơ sở khai thác các chương trình du lịch như " Qua miền Tây Bắc " ; "Về lại chiến trường xưa".

Bên cạnh đó, phát triển các tuyến du lịch nội tỉnh:

Tuyến du lịch Thành phố Điện Biên Phủ - Thị xã Mường Lay để gắn kết du lịch văn hóa với du lịch sinh thái lòng hồ Mường Lay.

Tuyến du lịch Thành phố Điện Biên Phủ - Tuần Giáo – vùng phụ cận để khai thác các điểm du lịch gắn liền với cum du lịch Chiến thắng Điện Biên Phủ như đèo Pha Đin, hang Thẩm Púa.

Tuyến du lịch Thành phố điện Biên Phủ - Pá Khoang - Mường Phăng - Bản Phủ - Pa Thơm - Tây Trang. Là tuyến du lịch lòng chảo Mường Thanh, khai thác quần thể Di tích Điện Biên Phủ với các di tích khác.

Tuyến du lịch Thành phố Điện Biên Phủ - Mường Chà - Khu bảo tồn tự nhiên Mường Nhé. Khai thác kết hợp du lịch văn hóa và sinh thái.

Về giải pháp thực hiện

Ngoài việc xác định quan điểm, mục tiêu và đề xuất các định hướng phát triển, việc đề xuất các giải pháp thực hiện mục tiêu quy hoạch rất cần thiết. Để phát huy các giá trị di tích Điện biên Phủ giải pháp phát triển du lịch gồm:

1. Nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư về lợi ích phát triển du lịch và ý thức bảo vệ tài nguyên đặc biệt là hệ thống di tích lịch sử Điện Biên Phủ.

Đây là một trong những giải pháp quan trọng, bởi vì phát triển du lịch Điện Biên chủ yếu dựa trên hệ thống tài nguyên này. Những giải pháp cụ thể gồm:

- Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền quảng bá hình ảnh du lịch, giá trị của quần thể di tích đối với du lịch trong cộng đồng dân cư.

- Phát huy vai trò của cộng đồng, kết hợp với người dân địa phương, ủng hộ và khuyến khích dân cư trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch.

74

Sản phẩm du lịch luôn là đối tượng quan tâm của khách du lịch và gắn liền với thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch phù hợp với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam.

Để thực hiện được mục tiêu trên, du lịch Điện Biên cần mở các lớp đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ về dịch vụ ăn uống, nhà hàng, dịch vụ khách sạn..đặc biệt là trình độ thuyết minh viên cho đội ngũ lao động du lịch trên địa bàn song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Đối với công tác này, ngành du lịch tỉnh cần lồng ghép với chương trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch hàng năm.

3. Phát triển và mở rộng thị trường

Thị trường khách du lịch là đối tượng của quy hoạch phát triển du lịch vì vậy có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện quy hoạch. Để góp phần thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Điện Biên, ngành du lịch tỉnh cần có các giải pháp tìm kiếm, mở rộng thị trường theo định hướng về phát triển thị trường của quy hoạch sao cho du lịch Điện Biên đạt được các chỉ tiêu về khách trong dự báo. Những giải pháp cụ thể là :

- Đổi mới công tác tiếp thị.

- Xây dựng chiến lược sản phẩm và thị trường và chiến lược cạnh tranh thị trường.

Trong đó luôn gắn liền với những nội dung của Chiến thắng Điện Biên Phủ.

4. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn

Để triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Điện Biên cần có các giải pháp tổ chức quản lý theo hướng sau:

- Nâng cao trình độ quản lý nhà nước về du lịch - Thành lập Ban quản lý khu du lịch

5. Vận dụng một số cơ chế chính sách thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi và hấp dẫn các nhà đầu tư: Bao gồm các chính sách về thuế, về phát triển sản phẩm đặc thù, về thị trường, về phát triển du lịch cộng đồng.

6. Tăng cường công tác hợp tác, liên kết vùng

Du lịch là ngành kinh tế mang tính liên vùng vì vậy liên kết vùng là hướng mở phát triển du lịch cho các địa phương nói chung và Điện Biên nói riêng. Điện Biên là tỉnh nằm trong tiểu vùng du lịch Tây Bắc, có mối quan hệ khăng khít với du lịch Thủ đô Hà

75

Nội và các tỉnh vùng TDMNBB...vì vậy liên kết phát triển du lịch với Hà nội và các tỉnh

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử điện biên phủ để đẩy mạnh phát triển du lịch điện biên trong mối liên kết với vùng tây bắc (Trang 68)