Mục tiêu phát triển nhân lực du lịch Điện Biên thời gian tới:

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử điện biên phủ để đẩy mạnh phát triển du lịch điện biên trong mối liên kết với vùng tây bắc (Trang 99)

III. Một số đề xuất để xây dựng Di tích lịch sử Điện Biên Phủ thành điểm nhấn thu hút thành công

b) Mục tiêu phát triển nhân lực du lịch Điện Biên thời gian tới:

Trên cơ sở dự báo nhu cầu nhân lực du lịch và khả năng, nguồn lực của Tỉnh, Điện Biên cần xác định rõ mục tiêu phát triển nhân lực du lịch cho thời gian tới. Theo chúng tôi, mục tiêu đó cần phải khả thi và đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch ít nhất cho một thập kỷ tiếp theo.

Mục tiêu tổng quát trong phát triển nhân lực du lịch Điện Biên đặt ra trong thời gian tới là xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động du lịch đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và hợp lý về cơ cấu; có trình độ và kỹ năng nghiệp vụ, phẩm chất vững vàng, đạo đức nghề nghiệp tốt, đáp ứng yêu cầu

3 “Nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư về lợi ích phát triển du lịch, tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền quảng bá hình ảnh du lịch trong cộng đồng dân cư; Kết hợp với nhân dân địa phương, ủng hộ và khuyến khích dân quảng bá hình ảnh du lịch trong cộng đồng dân cư; Kết hợp với nhân dân địa phương, ủng hộ và khuyến khích dân cư trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch… Nâng cao chất lượng các dịch vụ, mở các lớp đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ về dịch vụ ăn uống, nhà hàng, dịch vụ khách sạn... cho đội ngũ lao động du lịch trên địa bàn song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch”

100

phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu và toàn diện. Cũng như cả nước, tuy hơi cao nhưng Điện Biên rất cần phải phấn đấu đến năm 2015, có 100% cán bộ, công chức quản lý và giám sát viên trong ngành Du lịch được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về du lịch; 80% lao động phục vụ được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học phù hợp với vị trí công tác. Đến năm 2020 các chỉ tiêu nêu trên đạt 100%.

Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Điện Biên, đến hết năm 2013, nhân lực du lịch của Điện Biên có khoảng 8.000 người, trong đó 3.000 nhân lực trực tiếp. Nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch nói chung và cơ sở lưu trú du lịch nói riêng hiện nay rất thiếu và chất lượng chưa cao. Mới có khoảng 30% số nhân lực du lịch trực tiếp của các cơ sở lưu trú du lịch trong tỉnh đã qua đào tạo (có chứng chỉ).

Số lượng nhân lực du lịch trực tiếp tuy tăng nhưng trình độ học vấn và trình độ chuyên môn không cao; nhân lực du lịch trực tiếp chưa qua đào tạo du lịch còn chiếm đến 70% tổng số nhân lực du lịch trực tiếp hiện có. Nhân lực du lịch trực tiếp trung nhiều ở các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, lực lượng nhân lực trong các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thiếu cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là trình độ hướng dẫn viên, thuyết minh viên tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, Tiếng Trung Quốc và tiếng Nhật.

Như vậy khoảng ba phần tư nhân lực du lịch trực tiếp của tỉnh hiện nay phải được đào tạo về du lịch (khoảng 2.250 người). Cũng theo thống kê thì trong số 750 nhân lực du lịch trực tiếp đang làm việc đã được đào tạo, nhưng chưa rõ bao nhiêu người đã được đào tạo về du lịch, bao nhiêu người được đào tạo nhưng ở các chuyên ngành khác, phải được đào tạo thêm về kiến thức về du lịch. Ngay trong số nhân lực trực tiếp được đào tạo về du lịch cũng chưa biết rõ bao nhiêu người làm tốt được công việc, bao nhiêu người mới chỉ qua truyền nghề hoặc bồi dưỡng tại chỗ, chưa có kiến thức bài bản về du lịch.

Bên cạnh đó, khoảng 5.000 nhân lực du lịch gián tiếp, có thể đã được đào tạo trong ngành nghề của họ, nhưng kiến thức về du lịch chưa có, cần phải được trang bị. Đây cũng là lực lượng rất quan trọng, nhiều khi ở một số địa phương do không quan tâm, không chú ý đào tạo về du lịch và giáo dục du lịch đối với cộng đồng nên dẫn đến hệ lụy lớn trong phát triển du lịch cả trước mắt và lâu dài, rõ nhất là làm mất đi lòng tin của du khách đối với điểm đến du lịch.

101

Thêm vào đó, theo dự báo nhu cầu nhân lực du lịch trực tiếp của Điện Biên, số lượng nhân lực du lịch tăng thêm đến thời điểm năm 2015, năm 2020 là con số phải đào tạo mới, đặc biệt là số nhân lực du lịch tăng thêm ở những khu vực có tiềm năng phát triển khu du lịch của Tỉnh.

Tổng cộng 3 con số nêu trên là số người cần được đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng về du lịch mà trong giai đoạn 10 năm tới tỉnh Điện Biên phải thực hiện. Hay nói cách khác đây là mục tiêu cụ thể trong phát triển nhân lực du lịch của Tỉnh, để có được đội ngũ nhân lực du lịch đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và hợp lý về cơ cấu.

Theo chúng tôi, những ai tham gia vào hoạt động du lịch của Điện Biên, dù là gián tiếp hay trực tiếp, đều phải được đào tạo, bồi dưỡng về du lịch. Do nguồn lực của địa phương còn eo hẹp, trước tiên cần đào tạo cho công chức của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch (đặc biệt là công chức cấp huyện: Tập trung ở Thành phố Điện Biên và Thị xã Mường Lay) và nhân lực quản lý tại các doanh nghiệp (từ cấp trưởng, phó phòng trở lên) với phương châm một người lo bằng kho người làm phải tinh thông trước đã; đồng thời phải đào tạo cho nhân lực lao động nghiệp vụ, gồm các chức danh cụ thể là nhân viên lễ tân, nhân viên phục vụ buồng, nhân viên phục vụ bàn, bar, nhân viên chế biến món ăn (bếp), nhân viên lữ hành, nhân viên làm đại lý du lịch và các nhân viên khác. Đặc biệt là các hướng dẫn viên du lịch và thuyết minh viên ở các di tích, nhân lực trực tiếp cung cấp dịch vụ du lịch ở các trung tâm du lịch đã được quy hoạch.

Chúng tôi rất muốn nhấn mạnh là dù khó thế nào cũng không nên bỏ qua giáo dục du lịch cộng đồng. Vì vai trò của cộng đồng rất quan trọng trong phát triển du lịch bền vững gắn với phát triển kinh tế - xã hội ở Điện Biên, nhất là ở những địa bàn gọi là vùng sâu, vùng xa của Tỉnh, vùng có vị trí chiến lược bảo vệ an ninh, quốc phòng, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất du lịch kém hoặc chưa có, nhưng lại có tiềm năng du lịch lớn. Giáo dục du lịch cộng đồng là để tạo môi trường nhân văn thật văn minh và hiếu khách. Người dân Điện Biên nói chung và cộng đồng dân cư các khu du lịch, điểm du lịch rất giàu lòng hiếu khách. Nhưng lòng hiếu khách và cách ứng xử sẽ đúng và tốt hơn nếu được trang bị những kiến thức về du lịch. Đề nghị Tỉnh cho tổ chức giáo dục ý thức, nâng cao nhận thức đúng và đủ về du lịch, hiểu về vai trò của du lịch sẽ tạo việc làm, nâng cao thu nhập và tạo nguồn nội lực để bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch của từng địa phương và của cả Tỉnh. Người dân cần nhận thức được vấn đề này và hiểu được các hạn chế còn tồn tại trong phát triển du lịch, những điều phiền hà khách sẽ có thể là những nhân tố làm tổn thương đến danh dự, đến niềm tự hào về truyền thống của địa phương, ảnh hưởng tới tài nguyên du lịch và đến việc làm của chính họ. Đây

102

cũng chính là một cách tạo nền, hình thành môi trường và tạo nguồn cho nhân lực du lịch Điện Biên.

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử điện biên phủ để đẩy mạnh phát triển du lịch điện biên trong mối liên kết với vùng tây bắc (Trang 99)