TRIỂN VỌNG LIÊN KẾT, HỢP TÁC PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ NỘI VÀ CÁC TỈNH TÂY BẮC MỞ RỘNG

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử điện biên phủ để đẩy mạnh phát triển du lịch điện biên trong mối liên kết với vùng tây bắc (Trang 130)

- Thứ năm: Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng các sản phẩm du lịch của khu vực Tây Bắc là do chất lượng nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh

TRIỂN VỌNG LIÊN KẾT, HỢP TÁC PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ NỘI VÀ CÁC TỈNH TÂY BẮC MỞ RỘNG

VÀ CÁC TỈNH TÂY BẮC MỞ RỘNG

Ths. Mai Tiến Dũng PGĐ Sở VHTT&DL Hà Nội

Từ lâu, Hà Nội trở thành điểm đến thu hút du khách quốc tế hàng đầu cả nước bởi vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc, thanh lịch. Hà Nội luôn được du khách quốc tế đánh giá là điểm đến hấp dẫn. Ðiều này càng có ý nghĩa khi diện tích của Hà Nội vừa được mở rộng gấp 3,6 lần diện tích cũ, với dân số 7.3 triệu người (2013), mở ra nhiều tiềm năng cho ngành du lịch. Với ưu thế về các di tích, danh thắng lịch sử của mảnh đất nghìn năm văn hiến, Hà Nội đang tập trung hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch làng nghề, phố cổ, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch MICE(Hội nghị, Hội thảo, Khen thưởng, Triển lãm).

Hiện nay, trên địa bàn Thủ đô Hà Nội có trên 1.800 cơ sở lưu trú, trong đó có trên 50 khách sạn từ 3 sao trở lên với gần 10.000 phòng. Toàn Thành phố có 1.400 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó có 530 doanh nghiệp Lữ hành quốc tế. Hà Nội cũng có gần 2.000 ô tô vận chuyển khách du lịch các loại, đủ đáp ứng nhu cầu của mọi thị trường khách đến Hà Nội và đi du lịch khu vực phía Bắc.

Khách du lịch đến Hà Nội tăng trưởng bình quân khoảng 15%/năm. Riêng khách du lịch quốc tế năm 2008 đạt 1,03 triệu, đến 2010 1,7 triệu, 2011 đạt 1,885 triệu lượt 2012 đạt 2,1 triệu lượt khách và 2013 đạt 2,58 triệu lượt khách. Tổng doanh thu từ khách du lịch năm năm 2012 đạt 32.000 tỷ đến 2013 đạt 38.500 tỷ đồng.

Các tỉnh Tây Bắc mở rộng có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn giàu có với những con đường uốn lượn lưng chừng mây, núi cao hiểm trở tạo nên những cảnh sắc tuyệt đẹp, những mùa hoa đào, hoa mận, hoa ban nở rực rỡ núi rừng, những dân tộc Thái, Mông, Mường, Dao… giàu bản sắc văn hóa, những cánh đồng ruộng bậc thang trải dài vút tầm mắt. Từ Hà Nội có thể đi du lịch Tây Bắc qua các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu đến Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ và về đến Hà Nội hoặc theo chiều ngược lại khép lại một vòng cung đi qua toàn bộ khu vực Tây Bắc của tổ quốc. Dù các tỉnh đều nằm trong khu vực nhưng với mỗi tỉnh đều có nét đặc trưng về văn hóa cộng đồng, văn hóa truyền thống, đa dạng sinh thái riêng của từng tỉnh.

Nói đến Hòa Bình là người ta nói đến một vùng đất mang đậm bản sắc của dân tộc Mường; Sơn La lại có thế mạnh của vùng đất gắn liền với sự phát triển và sinh sống của đồng bào dân tộc Thái; nói đến những chiến thắng lịch sử vang dội thế giới của

131

quân đội và nhân dân Việt Nam không thể không nói đến mảnh đất Điện Biên Phủ; Lai Châu được biết đến là một vùng đất có nhiều đồng bào dân tộc mà chỉ riêng vùng đất này mới có như người Lào, người Lự…. Lào Cai với khu du lịch trọng điểm Quốc gia Sa Pa, chợ phiên Bắc Hà; Hà Giang tự hào với Cao nguyên đá Đồng Văn; Yên Bái có danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải; miền đất tổ Phú Thọ là nơi tọa lạc của Di tích lịch sử Đền Hùng và di sản phi vật thể của nhân loại – Hát xoan.

Trong những năm qua, Thủ đô Hà Nội đã cùng với các tỉnh Tây Bắc mở rộng triển khai nhiều hoạt động liên kết phát triển du lịch. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã triển khai một số hoạt động hợp tác cụ thể như sản xuất bản đồ du lịch liên kết Hà Nội- Hà Giang, sản xuất sách khổ nhỏ bằng các ngôn ngữ tiếng Việt, Trung, Anh liên kết Hà Nội - Lào Cai - Hải Phòng - Ninh Bình - Quảng Ninh. Tổ chức các đoàn Fam doanh nghiệp và báo chí, truyền hình của Hà Nội và Trung ương đi khảo sát xây dựng sản phẩm kết hợp với tuyên truyền quảng bá. Bước đầu đã tạo nên một số chương trình du lịch kết nối Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc mở rộng phục vụ khách du lịch nội địa và quốc tế. Đã có nhiều doanh nghiệp du lịch của Hà Nội đầu tư du lịch tại các điểm du lịch thuộc các tỉnh Tây Bắc mở rộng và thu được hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, so với lượng khách quốc tế và nội địa đến Hà Nội, lượng khách du lịch từ Hà Nội đến các tỉnh Tây Bắc mở rộng còn hạn chế, chưa đạt được như mong muốn. Ngoài các nguyên nhân khách quan do địa hình hiểm trở, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, còn có nguyên nhân chủ quan như công tác phối hợp thông tin, tuyên truyền quảng bá giữa Hà Nội và các tỉnh Tây Bắc còn chưa thường xuyên, liên tục, chưa mang chiều sâu và có trọng tâm, công tác xây dựng sản phẩm du lịch liên kết Hà Nội và các tỉnh Tây Bắc mở rộng còn chưa phát huy hiệu quả, sản phẩm du lịch còn bị trùng lặp và chưa thật sự hấp dẫn.

Để việc liên kết phát triển du lịch giữa Hà Nội và các tỉnh Tây Bắc mở rộng ngày càng thiết thực và hiệu quả hơn, chúng tôi đề xuất một số phương hướng trong việc phát triển du lịch và liên kết phát triển du lịch giữa Hà Nội với hai địa phương như sau:

Liên kết xây dựng tour:

- Liên kết khai thác khách du lịch nội địa đi du lịch các tỉnh Tây Bắc mở rộng :

Hà Nội phát huy vai trò là cửa ngõ, trung tâm phân phối, trung chuyển khách du lịch quan trọng cho cả nước nói chung; đồng thời với dân số đông, có mức thu nhập bình quân ở mức tương đối cao và nhu cầu đi du lịch lớn, Hà Nội cũng là thị trường khách du lịch nội địa lớn và có điều kiện tốt để thu hút thị trường khách này đến với các tỉnh Tây Bắc. Hà Nội cũng có thuận lợi trong việc tuyên truyền quảng bá các sản phẩm du lịch liên kết tới thị trường khách nội địa tại miền Trung và miền Nam đến du lịch Hà

132

Nội và kết hợp đi thăm Tây Bắc. Các chương trình du lịch có thể khai thác là du lịch sinh thái, văn hóa, du lịch lịch sử, cách mạng, giáo dục truyền thống.

- Liên kết xây dựng và khai thác các tour cho khách du lịch quốc tế từ Hà Nội lên du lịch Tây Bắc:

Các chương trình du lịch có thể xây dựng và khai thác gồm du lịch sinh thái, văn hóa (cho khách du lịch đến từ Tây Âu, Bắc Mỹ), du lịch thăm lại chiến trường xưa (cho khách du lịch Pháp) vv... ; Việc xây dựng sản phẩm cần có kế hoạch cụ thể, mang tính chiều sâu, có định hướng thị trường khách, nguồn nhân lực phục vụ vv.. ; Như vậy mới phát huy được hiệu quả của sản phẩm khi đưa vào khai thác.

Liên kết trong xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch:

Hà Nội và các tỉnh Tây Bắc mở rộng cần có kế hoạch phối hợp cụ thể liên kết trong hoạt động tuyên truyền quảng bá, chúng tôi đề xuất các nội dung hợp tác trong giai đoạn 2014-2020 như sau :

Liên kết trang web du lịch giữa Hà Nội và các tỉnh Tây Bắc mở rộng : Bước đầu kết nối trang web bằng hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, sau đấy có thể mở rộng sang ngôn ngữ tiếp Pháp, Nhật, Trung...

Hợp tác sản xuất một số ấn phẩm du lịch kết nối các địa phương như bản đồ du lịch, tập gấp du lịch, e-book du lịch vv..

Phối hợp tuyên truyền các sự kiện du lịch thường niên do Hà Nội và các tỉnh Tây Bắc mở rộng tổ chức.

Định kỳ tổ chức các đoàn Fam báo chí du lịch trong nước và quốc tế khảo sát tuyên truyền các sản phẩm du lịch của Hà nội và các tỉnh Tây Bắc.

Hợp tác xúc tiến du lịch trong và ngoài nước : Căn cứ các chương trình du lịch, các sản phẩm du lịch liên kết, có kế hoạch cụ thể phối hợp xúc tiến tại tác thị trường khách nội địa và quốc tế ở trong và ngoài nước. Hà Nội sẵn sàng đóng vai trò đầu mối trong các hoạt động xúc tiến.

Hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch

Hà Nội là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực du lịch của cả vùng với nhiều cơ sở đào tạo có uy tín và nhiều chuyên gia giỏi trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Hà Nội có thể hỗ trợ các tỉnh Tây Bắc mở rộng trong việc đào tạo đội ngũ nhân lực phục vụ du lịch với nhiều phương thức khác nhau nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch của các địa phương, tạo nên sự thống nhất trong mặt bằng chất lượng

133

nhân lực phục vụ du lịch của các địa phương. Tạo thuận lợi cho việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch liên kết Hà Nội và các tỉnh Tây Bắc mở rộng.

Hợp tác, xúc tiến đầu tư du lịch

Hà Nội có thế mạnh rõ rệt về đội ngũ các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nói chung và đầu tư du lịch nói riêng. Một khi các tỉnh Tây Bắc mở rộng xây dựng và ban hành được các chính sách thu hút đầu tư có tính khuyến khích và tạo dựng được môi trường đầu tư hấp dẫn, có quy hoạch và danh mục ưu tiên mời gọi đầu tư cùng với các kế hoạch, chương trình đẩy mạnh phát triển du lịch có tính khả thi cao, chắc chắn sự hợp tác giữa Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc để giới thiệu, mời gọi đầu tư sẽ đóng vai trò rất quan trọng để từng bước tạo dựng hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật tiếp nhận và phục vụ du khách một cách đồng bộ, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của ngành kinh tế du lịch các tỉnh Tây Bắc mở rộng.

Với các hoạt động liên kết mang tính cụ thể và có chiều sâu, chúng tôi tin rằng hoạt động hợp tác phát triển du lịch giữa Hà Nội và các tỉnh Tây Bắc mở rộng sẽ được nâng tầm cả về chất và lượng, góp phần thúc đẩy ngành kinh tế du lịch của Hà Nội và các tỉnh Tây Bắc mở rộng tăng trưởng tốt theo định hướng chiến lược của quốc gia nói chung cũng như của từng địa phương nói riêng.

134

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử điện biên phủ để đẩy mạnh phát triển du lịch điện biên trong mối liên kết với vùng tây bắc (Trang 130)