Sự cần thiết liên kết Điện Biên với vùng du lịch Tây Bắc trong phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử điện biên phủ để đẩy mạnh phát triển du lịch điện biên trong mối liên kết với vùng tây bắc (Trang 120)

IV. Xây dựng sản phẩm du lịch “Đạp Thồ Điện Biên”

2.Sự cần thiết liên kết Điện Biên với vùng du lịch Tây Bắc trong phát triển du lịch

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2010 cũng như Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định vùng Tây Bắc bao gồm các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái là địa bàn của du lịch không chỉ của vùng du lịch Trung du và miền núi phía Bắc mà còn của cả Việt Nam. Điện Biên là một trong những địa phương nằm trong địa bàn này vì vậy sự liên kết giữa Điện Biên với toàn vùng Tây Bắc có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển du lịch của địa bàn tương xứng với vị trí đã được xác định trong tổ chức lãnh thổ Việt Nam.

Với vị trí trung điểm của tuyến du lịch “Vòng cung Tây Bắc” kết nối với du lịch khu vực qua cửa khẩu quốc tế Trung Trang, sự liên kết của Điện Biên với các địa phương vùng Tây Bắc sẽ có vai trò quan trọng đối với chiến lược phát triển du lịch có ý nghĩa khu vực trên đây.

Đứng ở góc độ quan hệ song phương, sự liên kết giữa Điện Biên với các địa phương vùng Tây Bắc trong phát triển du lịch sẽ có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với phát triển du lịch mà còn với phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong vùng.

Với đặc điểm là địa phương có cửa khẩu quốc tế và cảng hàng không kết nối địa phương nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung với Thủ đô Hà Nội - trung tâm du lịch/phân phối khách du lịch quốc tế chính ở khu vực phía Bắc, Điện Biên có vị trí “Cửa ngõ” của toàn vùng Tây Bắc để đón các luồng khách của khu vực phía Bắc và khu vực Đông Nam Á, trực tiếp là Đông Bắc Lào. Bên cạnh đó Điện Biên còn là nơi duy nhất trong vùng có di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Điện Biên Phủ. Đây chính là những lợi thế so sánh của Điện Biên để phát triển du lịch trong mối quan hệ với toàn vùng Tây Bắc. Ngược lại các địa phương khác trong vùng lại có những lợi thế riêng về tài nguyên du lịch, đặc biệt là các giá trị sinh thái núi cao ở Phanxipan, hệ sinh thái - cảnh quan vùng hồ ở hồ Thác Bà, hồ Sơn La - Lai Châu, hồ Hòa Bình; các giá trị cảnh quan ở Sa Pa; các giá trị văn hóa dân tộc Mường, Thái ở Hòa Bình, dân tộc Dao ở Lào Cai, Yên Bái;

121

v.v. và lợi thế về trí trong mối quan hệ với thị trường Trung Quốc và Hà Nội khi Hành lang kinh tế Vân Nam - Lào Cai - (Yên Bái) - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh phát triển và đi vào hoạt động.

Như vậy việc liên kết giữa Điện Biên và các địa phương vùng Tây Bắc sẽ cho phép khai thác được những lợi thế so sánh của Điện Biên và các địa phương trong vùng để tạo nên sức hấp dẫn du lịch đa dạng song rất chung mang tính đặc thù của toàn vùng, qua đó năng cao được sức cạnh tranh của du lịch vùng Tây Bắc nói chung và của Điện Biên nói riêng. Việc liên kết đồng thời sẽ còn góp phần hạn chế được tình trạng “trùng lặp” về sản phẩm du lịch hiện nay giữa Điện Biên với các địa phương trong vùng.

Như vậy có thể thấy sự liên kết về du lịch giữa Điện Biên với các địa phương trong vùng Tây Bắc là phù hợp với xu thế khách quan và phù hợp với chiến lược phát triển du lịch Việt Nam và sẽ không chỉ góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển du lịch của Điện Biên và của toàn vùng Tây Bắc.

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử điện biên phủ để đẩy mạnh phát triển du lịch điện biên trong mối liên kết với vùng tây bắc (Trang 120)