Mục tiêu nghiên cứu khoa học của Viện Đạỉ học Mở Hà Nộ
3.2.1. Củng cô bộ máy tổ chức quản lý nghiên cứu khoa học
Các nhà nghiên cứu về công tác tổ chức trong quản lý đã khẳng định rằng: Trong mọi lĩnh vực, để quản lý thành công, nhà quản lý phải quan tâm tới một yếu tố quan trọng là: Nhà quản lý phải xây dựng được bộ máy vững
mạnh, đồng bộ, có hiệu quả, hiệu lực. Bộ máy phải bao quát được mọi công việc, mọi hoạt động của tổ chức, đảm bảo để tổ chức vận hành đạt mục tiêu đã đề ra.
Đẩy mạnh hoạt đông NCKH của nhà trường, việc đầu tiên phải làm và nên làm là cần có sự bố trí, sắp xếp lại bộ phận quản lý khoa học của nhà trường. Việc điều hành, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động NCKH của giảng viên và sinh viên cần phải có một bộ phận quản lý chuyên trách, có cơ chế hoạt động, có chức năng, nhiệm vụ, có mục đích và mục tiêu rõ ràng và đặc biệt là đội ngũ cán bộ phải đảm bảo về số lượng và mạnh vé chất lượng, phải tinh thông chuyên môn, nghiệp vụ. Trong đó, những phẩm chất quan trọng của người quản lý NCKH là phải biết đề ra mục đích hoạt động cho tổ chức của mình, biết vạch ra mục tiêu, nhiệm vụ cho người khác thực hiện. Biết tổ chức và huy động các nguồn lực phục vụ hoạt động NCKH, điều quan trọng hơn là biết tổ chức nguồn nhân lực, biết khơi dạy và kích thích niẻm say mê và năng lực NCKH cũng như tiềm năng chuyên môn trong giảng viôn và sinh viên.
Trong thực tế, số lượng cán bộ của bộ phận quản lý NCKH của Viện Đại học Mở Hà Nội có rất ít.Vì vậy, ở biện pháp này chúng tôi đề xuất như sau:
- Cần tăng số lượng biên chế của bộ phận quản lý NCKH trong phòng Công tác chính trị học sinh - sinh viên để trực tiếp điều hành, giám sát và kiểm tra các công đoạn của quá trình NCKH của giảng viên và sinh viên.
V ới việc hoàn thiện bộ máy quản lý khoa học sẽ đảm bảo việc chỉ đạo, giám sát hoạt động NCKH hiệu quả hơn.