Thực trạng tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nộ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Mở Hà Nội trong giai đoạn phát triển (Trang 47)

+ Kỹ thuật máy tính

2.2. Thực trạng tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nộ

viên Viện Đại học Mở Hà Nội

Chất lượng và hiệu quả của hoạt động NCKH của giảng viên và sinh viên phụ thuộc vào những yếu tố chủ quan và khách quan. Để quản lý tốt hoạt động NCKH của nhà trường, đương nhiên các nhà quản lý phải đánh giá đúng được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó, trên cơ sở đó điều chỉnh các lác

động, tạo điẻu kiên thuận lợi cho giảng viên và sinh viên tham gia hoạt động NCKH. Đây chính là căn cứ, là cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa ra các giái pháp quản lý hoạt động NCKH, nhằm đưa hoạt động N CKH đạt tới mục tiêu chất lượng.

+ Khi xem xét các tác động ảnh hưởng tới hoạt động NCKH của sinh viên Viện Đại học M ở Hà Nội, trước hết về phía chủ quan, chúng tôi xem xét ở các khía cạnh sau đây:

- Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về hoạt động NCKH trong Viện Đại học M ở Hà Nội.

-Tim hiểu thái độ của giảng viên và sinh viên đối với việc tham gia hoạt động NCKH (họ có nhu cầu, hứng thú đối với hoạt động NCKH hay không? Có say mê, nhiệt tình làm khoa học? NCKH có gắn với nhiệm vụ giảng dạy và học tập không?)

- Xem xét chất lượng và hiệu quả hoạt động N C KH của nhà trường. Hoạt động NCKH đối với giảng viên và sinh viên đã góp phần nâng cao châì lượng đào tạo của nhà trường như thế nào? Các kiến giải vẻ thực hiện giáo dục đã đạt được ở mức độ nào?

+ Về phía khách quan, có thể đánh giá ở các yếu tố sau đây:

- Các chủ trương, chính sách và sự chỉ đạo của nhà trường, của các đơn vị khoa, tổ chuyỏn môn vể hoạt động NCKH. Cụ thể bao gồm: Các quy định vẻ nhiệm vụ NCKH cho giảng viên và sinh viên; Các chế độ đãi ngộ, các văn bản hướng dẫn, các chương trình, kế hoạch hành động.

- Việc tổ chức hoạt động NCKH của nhà trường, các phương thức lổ chức, cách thức đánh giá, xếp loại. Tổ chức thông báo khoa học, đãng kỷ yếu khoa học và vấn đề khai thác ứng dụng các sản phẩm NCKH.

- Các điều kiện đảm bảo cho giảng viên và sinh viên thực hiện việc NCKH (bố trí quỹ thời gian, xây dựng khung chương trình đào tạo của nhà trường vể các chuyên ngành có sự cân đối giữa nội dung cung cấp kiến thức khoa học, rèn luyện các kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp

NCKH). Đối với giảng viên và sinh viên, NCKH được xem là con đường tự

học, tự bồi dưỡng có hiệu quả.

Ngoài ra các điều kiện đảm bảo cho giảng viên và sinh viên NCKH còn bao gồm các nguồn thông tin mà giảng viên và sinh viên có thể khai thác, các phương tiện máy móc được sử dụng trong NCKH. Mức độ hỗ trợ kinh phí để người nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu.

Phân tích các yếu tố nêu trên, nhằm phát huy mặt mạnh, hạn chế những khó khăn, cản trở việc NCKH của giảng viên và sinh viên là phương pháp quản lý của bộ phận quản lý khoa học của Viện Đại học M ở Hà Nội.

Thực trạng hoạt động NCKH của Viện Đại học M ở Hà Nội có liên

quan đến cách thức quản lý hoạt động này của nhà trường. V ì thế chúng tôi sẽ

tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoạt động NCKH của Viện Đại học M ở Hà N ội, cũng như xem xét đánh giá thực trạng quản lý hoạt động này của nhà trường trong những năm gần đây (từ năm 2002 - 2007). Chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 21 cán bộ quản lý, 60 giảng viên và 120 sinh viên của nhà trường thuộc các khoa. Kết quả thu được như sau:

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Mở Hà Nội trong giai đoạn phát triển (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)