Nghiên cứu khoa học và nghiên cứu khoa học giáo dục

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Mở Hà Nội trong giai đoạn phát triển (Trang 26)

Trong các tài liệu hiện nay có khá nhiều định nghĩa vé NCKH, sau đây là một số ví dụ tiêu biểu nhất:

- Theo tác giả Nguyễn Trọng Hoàng, thì “ NCKH là hoạt động nhận thức có đặc trưng tạo ra giá trị nhận thức mới trước đó chưa ai b iế t... để giải quyết những mâu thuẫn giữa một bên ỉà những điểu chưa ai biết mới nảy sinh và một bên là những hiểu biết đã có. Những giá trị nhận thức mới đó sẽ giúp loài người đi sâu vào bản chất, quy luật của thế giới và do đó nâng cao năng lực nhận thức và cải tạo thế giới của loài người và năng lực tập thể của xã hội. NCKH có tác dụng bổ sung, hoàn chỉnh và phát triển khoa học” [13; tr.15].

• GS.TS. Vũ Cao Đàm trong giáo trình Phương pháp luận nghiên cíũi khoa học cho rằng: “ NCKH là một hoạt động xã hội hướng vào việc tìm

kiếm những điều mà khoa học chưa biết hoặc phát hiện ra bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới hoặc là sáng tạo phương pháp mới, phương tiện k ĩ thuật mới để cải tạo thế g iớ i” [8; tr.20 ].

- PGS. TS Phạm V iết Vượng đã viết: “ NCKH là hoạt động có mục đích, có kế hoạch, được tổ chức chặt chẽ của các nhà khoa học nhằm khám phá ra bản chất và quy luật của thế giới khách quan và vận dụng chúng vào việc cải tạo thế g iớ i” [30; tr.21].

- Cũng như vậy, Dương Thiệu Tống có một định nghĩa khác: “ NCKH là một hoạt động có hệ thống nhằm đạt được đến sự hiểu biết có kiểm chứng” [29; tr. 221].

Theo PGS.TS. Lưu Xuân M ới: "NCKH là quá trình nhận thức chân lý khoa học, một hoạt động trí tuệ đặc thù bằng những phương pháp nghiên cứu nhất định đê tìm kiếm, để chỉ ra một cách chính xác và có mục đích những

điều mà con người chưa biết đến hoặc biết chưa đầy đủ, tức là tạo ra sản phẩm mới dưới dạng tri thức mới có giá trị mới vé nhận thức hoặc phương pháp" [20; tr25]

Như vậy là, từ các góc độ khác nhau, các tác giả đã trình bày những hiểu biết hết sức phong phú vê hoạt động NCKH. M ỗi tác giả nhấn mạnh một khía cạnh, làm nổi lên một trọng tâm làm cho việc nhận thức về NCKH trờ nên sâu sắc hơn. K hi tổng hợp các định nghĩa đó ta có thể tìm thấy những điểm tương đồng trong quan niệm của các tác giả về các đặc điểm của NCKH như sau:

- NCKH là một dạng hoạt động đặc biệt - đó là hoạt động nhận thức thế giới có tổ chức, có kế hoạch do các nhà khoa học thực hiện.

- Đối tượng NCKH tà những sự kiện, hiện tượng của thế giới khách quan mà loài người chưa đủ kiến thức để giải thích.

- Mục đích của NCKH là phát hiện ra bản chất và các quy luật vận động của thế giới để vận dụng vào việc cải tạo thế giới phục vụ cho cuộc sống của con người.

- Sản phẩm của NCKH là hệ thống tri thức mới, hệ thống chân lí khách quan, đã được kiểm nghiệm được bằng các phương pháp khác nhau.

- NCKH là hoạt động được tiến hành bằng một hệ thống các biện pháp, thủ thuật, với những phương tiện k ĩ thuật hỗ trợ.

Từ những phân tích như vậy, có thể đề xuất một định nghĩa như sau:

“Nghiên cứu khoa học là hoạt động có mục đích, có k ế hoạch của các nhà khoa học, bằng các phương pháp và phương tiện đặc biệt để khám phá bản chất và quy lu ậ t vận động của th ế giới, nhằm tạo ra m ột hệ thống tr i thức m ói, để vận dụng cải tạo th ế g iớ i, phuc vụ cho cuộc sống của con n g ư ờ i’,.

Việc thực hiện một NCKH đòi hỏi ở người nghiên cứu phải có một

trình độ kiến thức và kỹ năng nhất định, những kiến thức và kỹ năng nghicn cứu này trong thời đại ngày nay nói chung đều được hình thành và phát triển trong quá trình đào tạo trong nhà trường đại học.

Theo PGS.TS. Lưu Xuân Mới "Đé tài nghiên cứu khoa học là một hoặc nhiều vấn để khoa học có chứa những điều chưa biết (hoặc biết chưa đầy đủ) nhưng đã xuất hiện tiền đề và khả năng có thể biết được nhằm giải đáp các vấn đẽ đặt ra trong khoa học hoặc trong thực tiễn " [20; tr 51].

Đề tài khoa học được diễn đạt bằng tên đề tài. Tên đề tài là tên gọi của vấn đề khoa học mà người nghiên cứu cần quan tâm khai thác và khám phá.

Do vậy, đọc tên là người ta nắm bắt được ngay nội dung vấn để nghiên cứu của để tài.

* Phân loại đề tài khoa học

Đề tài khoa học rất phong phú vể chủng loại, phong phú về nội dung và do nhiều cấp quản lý. Người ta có thể dựa vào các dấu hiệu khác nhau để phân loại đề tài khoa học. M ột trong những căn cứ để phân loại đề tài khoa học, đó ỉà dựa theo các loại hình nghiên cứu khoa học, ta có:

- Để tài nghiên cứu cơ bản là đẻ tài nghiên cứu có mục tiêu phát hiện ra các sự kiên, hiên tượng khoa học mới, tìm ra bản chất và quy luật phát triển của chúng hoặc là tìm ra các phương pháp nhận thức mới.

- Đề tài nghiên cứu ứng dụng là để tài phải tìm ra giải pháp áp dụng các thành tựu khoa học vào thực tế sản xuất hay quản lý xã hội nhằm tạo ra sản phẩm vật chất hay tinh thần cũng như nhằm cải tiến nội dung, phương pháp hoạt động...

- Đẻ tài nghiên cứu dự báo là loại để tài hướng vào tìm tòi các xu hướng phát triển của khoa học và thực tiễn trong tương lai.

PGS.TS Lưu Xuân M ới cho rằng, khoa học giáo dục là khoa học ứng dụng. Do vậy, có thể cãn cứ vào tính chất, yêu cầu và mức độ nghiên cứu khác nhau, các đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục còn được phân loại cụ thể hơn bao gồm:

- Đề tài điều tra, phát hiện tình hình (loại đề tài thực nghiêm)

- Đề tài nhằm giải quyết nguyên nhân, rút ra kết luận mới, cơ chế mới (loại đề tài cả lý thuyết và thực nghiêm)

- Đề tài tổng hợp và tổng kết kinh nghiệm tiên tiến. - Đề tài cải tiến kinh nghiệm.

* Tổ chức nghiên cứu khoa học

Tổ chức NCKH là huy động các nguồn lực để thực hiện kế hoạch nghiên cứu, tạo ra sản phẩm khoa học. Nghiên cứu khoa học có thể là hoạt động của cá nhân cũng có khi là một sự phối hợp của nhiều nhà khoa học, nhiêu ngành khoa học.

* Nghiên cứu khoa học giáo đục

Nghiên cứu khoa học giáo dục là nghiên cứu, khám phá các hiện tượng giáo dục, tìm ra bản chất, quy luật phát triển của chúng nhằm mục đích cải tạo hiện thực giáo dục.

Thực tiễn giáo dục là nguồn gốc của các đề tài nghiên cứu. Những yêu cầu của thực tiễn giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là động lực thúc đẩy quá trình triển khai nghiên cứu. Đồng thời, thực tiễn giáo dục cũng là tiêu chuẩn để đánh giá các kết quả nghiên cứu. Những kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào hoạt động của các nhà trường nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Mở Hà Nội trong giai đoạn phát triển (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)