NCKH là một hình thức học tập đặc biệt, vói các phương pháp học tập tiếp cận với phương pháp nghiên cứu của các nhà khoa học, nhằm giúp họ vừa

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Mở Hà Nội trong giai đoạn phát triển (Trang 35)

cận với phương pháp nghiên cứu của các nhà khoa học, nhằm giúp họ vừa nắm vững kiến thức, vừa nắm vững các phương pháp nhận thức, đồng thời hỉnh thành cả nhu cầu, hứng thú, thói quen và k ĩ năng tự học suốt đời. 1.3.4. Nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ của giảng viên và sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng

N ghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng đã yêu cầu "Kết hợp tốt giảng dạy, học tập với lao động sản xuất, thực nghiêm và NCKH và kỹ thuật". Nghị quyết 37/NQTW đã nêu "m ỗi trường đại học, cao đẳng là một cơ sở giảng dạy, đồng thời là một cơ sở NCKH. NCKH là một trong hai nhiệm vụ cơ bản của trường đại học, cao đẳng. Nhiệm vụ đó có tầm quan trọng ngang với giảng dạy và phải được tiến hành song song với giảng dạy. M ỗi cán bộ giảng dạy đểu phải N C KH . Cơ cấu tổ chức, lé lối làm việc, cơ sơ vật chất - kỹ thuật của nhà trường đều phải xây dựng, sắp xếp xuất phát từ hai nhiệm vụ giảng

Tất cả các trường đại học (Đ H ) và cao đẳng (CĐ) đểu phát triển mạnh mẽ hơn nữa công tác NCKH của sinh viên nhằm thực hiện tốt phương thức giảng dạy, học tập kếi hợp với thực nghiêm và nghiên cứu khoa học. Các trường Đ H, CĐ cần tổ chức cho sinh viên NCKH ở nhiéu hình thức và mức độ khác nhau để tạo điểu kiện cho họ tham gia hoạt động sáng tạo, tích cực vũ trang cho mình những cách thức làm việc độc lập, trau dồi tri thức và phương pháp nhận thức khoa học, hình thành những phẩm chất của nghiên cứu và năng lực tự học, tự nghiên cứu một cách thường xuyên, suốt đời.

Theo RA.Nhizamop "Việc nắm tài liệu trong chương trình đại học một cách đầy đủ, sâu sắc là việc quan trọng, hoàn thành cần thiết, nhimg chỉ có vậy thôi thì chưa đủ, cần phải thường xuyên hoàn thiện vốn tri thức cho bản thân, rèn luyện kỹ xảo nghiên cứu, tầm hiểu biết sâu rộng. Thiếu điều đó khó mà định hướng được trong vốn tri thức ngày càng tăng, trong dòng các thông tin khoa học đang tăng lên " [22; tr.12].

Trước yêu cầu cấp bách của thực tiễn giáo dục cũng như việc đáp ứng nhu cầu đào tạo của các trường đại học, cao đẳng. Bộ GD & ĐT đã ra quyết định số 08/2000/QĐ-BGD & Đ T ngày 30 tháng 3 năm 2000 ban hành quy chế vé việc NCKH của sinh viên trong các trường ĐH, CĐ.

1.3.5. Chức nâng nghiên cứu khoa học của sinh viên

Chất lượng của hoạt động nghiên cứu đạt được phụ thuộc vào: - Phạm vi và kết quả của hoạt động nghiên cứu.

- Các phương tiện cho nghiên cứu và các cơ sở nghiên cứu mà nhà trường có trang bị.

- Sự hợp tác nghiên cứu khoa học mang tính liên môn trong phạm vi nhà trường cũng như sự hợp tác nghiên cứu của nhà nghiên cứu.

- Sự đóng góp của mỗi hoạt động nghiên cứu đối với hoạt động dạy học, giáo dục.

- Nhận thức, thái độ của nhà quàn lý và những người tham gia công tác nghiên cứu.

Do vậy, chất lượng và hiệu quả hoạt động NCKH của sinh viên không chỉ được biểu hiên ở những khám phá mới, những sự tìm tòi, phát hiện được những chân lý m ới, tri thức mới hoặc những sự vận dụng sáng tạo tri thức lý luận vào thực tiễn giáo dục mà còn được biểu hiện ở nhận thức, thái độ và mức độ hình thành các kỹ năng NCKH của sinh viên. Tổ chức hoạt động NCKH cho sinh viên phải góp phần thực hiện đầy đủ ba chức năng, đó là:

+ Chức năng giáo dưỡng: Điều này có nghĩa là sinh viên khi tham gia

NCKH sẽ có điều kiện, có cơ hội củng cố, đào sâu và mở rộng tri thức, nâng

cao tầm hiểu biết. Bởi vì trong quá trinh nghiên cứu, trình bày quan điểm khoa học của mình, sinh viên phải vận đụng vốn tri thức đã tiếp thu trong quá trình học tập, kinh nghiêm thực tế, kinh nghiệm của thầy (cô giáo), bạn bè truyền cho, cùng với các kỹ năng, phương pháp NCKH, phương pháp đọc sách, kỹ nâng sử dụng các thiết bị dạy học, cách xử lý số liệu để tìm ra cách thức giải quyết vấn đề nghiên cứu cuối cùng rút ra được những kết luận khoa học. Chính trong quá trình đó, tri thức được khắc sâu, mở rộng.

+ Chức năng phát triển. K hi tiến hành hoạt động NCKH đã giúp sinh

viên phát triển về mọi mặt mà chủ yếu là:

- Phát triển phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận đối tượng khi nghiên cứu. Thông qua NCKH, sinh viên phải lựa chọn nhiều cách tiếp cận để khám phá bản chất của hiện tượng nghiên cứu, trên cơ sở đó hình thành được

các kỹ năng, sử dụng thành thạo các phương pháp NCKH để kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao hơn

- Rìát triển các năng lực nhận thức. Khi tiến hành NCKH, sinh viên không những phải sử dụng linh hoạt tri thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn mà còn phải có óc tư duy khoa học, khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát những vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu. Do đó, thông qua quá trình NCKH, sinh viên vừa nâng cao được trình độ nhận thức, vừa rèn luyện và phát triển được các năng lực nhận thức, đặc biệt là óc tư duy khoa học, óc phê phán.. •

- Thông qua hoạt động NCKH còn giúp phát triển các phẩm chất của nhà nghiên cứu. Bởi NCKH là một loại hình lao động đặc biệt đòi hỏi các nhà

khoa học phải có các phẩm chất đặc biệt như tính khách quan, đức tính trung thực, thảng thán, khiêm tốn, ham học hỏi, có tinh thần hợp tác và đôi khi có cả những nét tính cách độc đáo.

+ Chức nâng giáo dục: Tổ chức hoạt động NCKH cho sinh viên còn có

tác dụng giáo dục hoàn thiện nhân cách của người cán bộ khoa học, trước hết là giáo dục thái độ học tập, nghiên cứu, xây dựng được niẻm tin vào khả năng của mình, rèn luyện được ý chí; biết nỗ lực, cố gắng khắc phục những khó khăn vượt lên phía trước, luôn luôn chủ động dựa vào sức mình là chính. Ngoài ra, việc tham gia NCKH còn giúp sinh viên rèn luyện tác phong làm việc khoa học, tính trung thực, tính chính xác, tinh thần trách nhiệm và lòng kiên trì, nhẫn nại.

Quản lý hoạt động NCKH của sinh viên là tổ chức tốt các nguồn iực, tạo điều kiện thuận lợ i cho sinh viên NCKH có chất lượng, có hiệu quả. Việc tổ chức đánh giá kết quả NCKH của sinh viên một cách khoa học, có chế độ khen thưởng phù hợp là những nhân tố quan trọng trong quản lý góp phẩn nâng cao chất lượng hoạt động NCKH nói riêng và chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung.

1.4. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học

1.4.1. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học

Quản lý xã hội nói chung và quản lý hoạt động NCKH nói riêng là những tác động có mục đích, có định hướng và được thực hiện một cách có hệ thống lên hệ thống được quản lý, trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy Ỉưậỉ khách quan vốn có của hộ thống đó.

Chức năng của quản lý NCKH nói chung là nhằm hướng mọi nỗ lực của các nhà khoa học vào việc phát triển những tri thức khoa học trong các lĩnh vực tương ứng và vận dụng có hiệu quả những tri thức đó vào thực tiễn cuộc sống.

Xét dưới góc độ quản lý, quản lý hoạt động NCKH phải hướng vào các nội dung sau đây:

- Lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ các nhà khoa học

- Tổ chức các nguồn lực thực hiện. - Đánh giá kết quả nghiôn cứu.

M ỗi công trình và sản phẩm khoa học ra đời do nhiẻu nhân tố quy định, trong đó nhân tố quản lý góp phần quyết định chất lượng và hiệu quả công trình nghiên cứu. Nhân tố quản lý bao gồm nhân tố chủ quan và khách quan, các nhân tố này gồm nhũĩig lính vực tinh thần và điều kiện, phương tiện vật chất đảm bảo thực hiên một quá trình quản lý. Quản lý NCKH cũng như các quá trình quản lý khác, là quá trình chủ thể (cơ quan, đơn vị, quản lý khoa h ọ c...) thông qua các nhân tố của quản lý tác động vào đối tượng quản lý (khách thể quản lý ) một cách có ý thức, có mục đích để tạo ra một sản phẩm khoa học. Vấn đề quan trọng là thông qua các nhân tố quản ỉý, chủ thế quản lý biết cách tác động vào đối tượng để tạo nên một xung lực lớn nhằm tạo nên những sản phẩm khoa học, có chất lượng tốt và hiệu quả cao.

1.4.2. Các nội dung quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học

Quản lý hoạt động NCKH bao gổm các nội dung sau: + Quản lý đội ngũ những người làm công tác NCKH. + Quản lý các nguồn lực phục vụ công tác NCKH. + Quản lý quá trình tổ chức NCKH

+ Quản lý xuất bản, công bố các công trình NCKH.

Quản lý khoa học sẽ không có hiệu quả nếu như coi nhẹ yếu tố con người - chủ thể của hoạt động NCKH. Chất lượng NCKH do chất lượng của từng nhà khoa học quyết định, không thể có sản phẩm nghiên cứu tốt nếu không có đội ngũ các nhà khoa học có chất lượng. Chất lượng của người cán bộ NCKH xã hội nói chung và đặc biệt là cán bộ NCKH giáo dục nói riêng, trước hết phải nói tới các phẩm chất chính trị, đạo đức, tư chất khoa học, năng lực và trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực nghiên cứu.

Quá trình quản lý NCKH là quá trình nhà quản lý biết khơi dậy, biết tác động để phát huy tối đa các mặt đó ở nhà khoa học, mặc dù các yếu tố còn

ở dạng tiềm tàng, dạng “ trữ lư ợng,,. Nhiệm vụ của nhà quản lý ià làm thế nào để kích thích được những dạng đó được "giải phóng", được "thăng hoa" để

chuyển thành các sản phẩm khoa học. Một trong những yếu tố đó là sự thôi thúc bên trong, là nội tâm của mỗi người, là lòng say mô tìm tòi chân lý. Đó chính là phẩm chất quý báu của nhà khoa học. C.Mác đã từng nói : "Say mc vốn là đặc tính của người chiến sỹ, kẻ nào rút gươm ra một cách hững hờ, kỏ đó rất ít có nhiệt tình đối với sự nghiệp mà mình bảo vệ", "Không có sự xúc cảm của con người thì xưa nay không thể có sự tìm tòi chân lý " [19; tr. 13].

Không có sự sáng tạo khoa học, nếu không có khổ công, cần mẫn, sự kiên trì nhẫn nại, dám và biết vượt qua mọi khó khăn trở ngại trcn con đường nghiên cứu. Nhiều khi chỉ cần sự nản chí, dễ dãi hay bằng lòng với bản thân trong phút chốc sẽ thất bại.

GS.VS. Nguyên Văn Hiệu trong bài phát biểu phỏng vấn của báo Giáo dục và thời đại cũng khẳng định: "Trước hết làm khoa học phải có sự đam mê nghiên cứu thực sự. Đừng bao giờ nghĩ để tài nghiên cứu sẽ đem lại nổi danh mà hãy nghĩ nhiểu đến công trình khoa học đó giúp gì cho đất nước, cho nhân loại" [17; tr 86].

Do vậy không có điéu kiện bên ngoài nào có thể thay thế cho nỗ lực chủ quan trong quá trình hoạt động tư duy của cá nhân nhà khoa học. Sáng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Mở Hà Nội trong giai đoạn phát triển (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)