Vai trò của Nhà nước trong hoạt động thương mại

Một phần của tài liệu Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác bán hàng thủy sản của Công ty TNHH Longshin (Trang 40)

6) Bố cục của luận văn

1.10.1 Vai trò của Nhà nước trong hoạt động thương mại

Kinh tế thị trường là bước phát triển tất yếu phù hợp với quy luật của mỗi

quốc gia. Kinh tế thị trường có nhiều ưu điểm song cũng có những khuyết tật. Để

khắc phục những khuyết tật do nền kinh tế thị trường gây ra, Nhà nước đóng vai trò tích cực, quan trọng trong sự thành công của mỗi quốc gia khi chuyển sang nền kinh

Nhà nước có vai trò cung cấp một môi trường kinh doanh thuận lợi và tạo cơ

hội cho mọi người tham gia vào đầu tư sản xuất kinh doanh làm ra của cải cho xã hội và làm giàu cho chính họ. Nhà nước quyết định những khuôn khổ pháp lý và thiết lập các chính sách chủ yếu nhằm tạo điều kiện cho mỗi thành phần kinh tế

cạnh tranh bình đẳng trong kinh doanh. Như vậy, Nhà nước chỉ điều tiết thị trường ở tầm vĩ mô, nên phải hết sức mềm dẻo, linh hoạt xuất phát từ mục tiêu định hướng

tốt trong sự vận dụng các quy luật của cơ chế thị trường như: Quy luật cung cầu,

quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh. Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở nước ta được thể hiện trên các mặt sau:

- Nhà nước tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh thương

mại – dịch vụ. Nhà nước thông qua chức năng đối nội và đối ngoại đảm bảo sự ổn định về mặt chính trị, kinh tế, xã hội. Nhà nước tập trung xây dựng các kết cấu hạ

tầng về kinh tế, về cơ sở vật chất…tạo môi trường cạnh tranh, môi trường kinh tế,

khoa học kỹ thuật, môi trường chính trị, môi trường tự nhiên cho hoạt động thương

mại – dịch vụ vận động trong cơ chế thị trường.

-Nhà nước định hướng: Nhà nước định hướng sự phát triển của nền kinh tế

thông qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu, các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, hệ thống tổ chức và quản

lý thương mại – dịch vụ từ trung ương đến địa phương.

- Nhà nước điều tiết, can thiệp: Nhà nước có vai trò củng cố, đảm bảo dân

chủ công bằng xã hội, xây dựng một xã hội văn minh, dân chủ đề cao trách nhiệm cá nhân, là điều kiện cho sự phát triển toàn diện kinh tế - xã hội. Trong nền kinh tế

thị trường, sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội là rất lớn, Nhà

nước có sự can thiệp hợp lý, vừa đảm bảo quyền tự chủ trong kinh doanh, bình đẳng trước pháp luật của mọi công dân, mọi doanh nghiệp.

- Nhà nước quản lý trực tiếp thành phần kinh tế quốc dân: Đây là nội dung

quan trọng trong quản lý Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Thành phần kinh tế

quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế

hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta. Vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc doanh là nội dung quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa. Thông qua các doanh nghiệp

thuộc các thành phần khác, tập trung mọi nguồn lực có thể có cho sự nghiệp công

nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Thông qua thành phần kinh tế quốc doanh, Nhà nước nắm và điều tiết một bộ

phận lớn các hàng hóa – dịch vụ chủ yếu, quan trọng và then chốt của nền kinh tế

quốc dân, bảo đảm cho nền kinh tế hoạt động nhịp nhàng và cân đối phát triển với

tốc độ cao.

Cơ chế điều chỉnh của Nhà nước Việt Nam thể hiện dưới các xu hướng sau:

- Nhà nước bằng cơ chế quản lý của mình không can thiệp quá sâu vào quá trình thương mại dẫn đến tình trạng xơ cứng hóa quan hệ thị trường.

- Nhà nước thông qua cơ chế quản lý của mình can thiệp vào các quá trình thương mại chủ yếu bằng các biện pháp kinh tế như: Kế hoạch pháp luật, chính sách tài chính, chính sách đầu tư và sử dụng có hiệu quả các đòn bẩy kinh tế như: Tín

dụng, thuế, giá cả…Sự điều chỉnh của Nhà nước đối với quá trình thương mại chủ

yếu là điều chỉnh mối quan hệ giữa tổng cung và tổng cầu hàng hóa trên thị trường, điều chỉnh và kiểm soát giá cả một số loại hàng hóa quan trọng sao cho duy trì nền

sản xuất phát triển ổn định, kiểm soát đẩy lùi lạm phát, kiểm soát tỷ giá hối đoái,

kiểm soát nhập khẩu.

- Sự can thiệp của Nhà nước vào lĩnh vực thương mại chỉ giữ giới hạn một

mặt, không để xảy ra những biến động lớn về quan hệ cung cầu, về giá cả trên thị trường, mặt khác không dẫn đến hạn chế tính mềm dẻo cơ chế tự điều tiết của thị trường gây ngưng trệ, mất cân đối trong quá trình thương mại.

Cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại được tập trung cơ

bản vào Bộ Thương Mại, là cơ quan chính phủ thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước đối với hoạt động thương mại trước mọi thành phần kinh tế trong phạm vi

cả nước, kể cả các hoạt động thương mại của các tổ chức, các nhân, người nước

ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác bán hàng thủy sản của Công ty TNHH Longshin (Trang 40)