Tình hình sản xuất của công ty

Một phần của tài liệu Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác bán hàng thủy sản của Công ty TNHH Longshin (Trang 62)

A. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH LONGSHIN

2.5.1 Tình hình sản xuất của công ty

2.5.1.1 Hoạt động thu mua, quản lý nguyên vật liệu của công ty

Nguyên liệu là yếu tố đầu vào có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản

xuất kinh doanh, đặc biệt là nguyên liệu thủy sản lại càng có ảnh hưởng mang

tính quyết định. Việc đảm bảo đầy đủ nguyên liệu cả về mặt số lượng, chất lượng, chủng loại và thời gian sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục, tận

dụng hết công suất của máy móc, thiết bị đảm bảo tạo công ăn việc làm cho nhân viên một cách thường xuyên, tạo điều kiện tăng năng suất, tăng giá trị ngoại tệ,

Bảng 1 : Sản lượng nguyên liệu thu mua theo chủng loại nguyên liệu

(ĐVT: Kg)

(Phòng Kế toán)

Công ty TNHH LONG SHIN bố trí đội thu mua nguyên liệu dưới sự quản

lý trực tiếp của Phó quản đốc nguyên liệu với nhiệm vụ thu mua nguyên liệu từ

các vùng, các trạm của công ty, theo kế hoạch đảm bảo cung cấp đáp ứng yêu cầu sản xuất.

Phương thức thu mua nguyên liệu của công ty qua 2 hình thức là thu mua trực tiếp từ hộ gia đình, cảng cá, bến cá và thu mua gián tiếp thông qua chủ nậu

vựa. Tuy nhiên, phương thức thu mua trực tiếp chiếm tỷ lệ nhỏ chủ yếu công ty

thu mua qua hình thức nậu vựa vì nó đảm bảo có thể mua với số lượng lớn, chủ động, có được nguyên liệu đảm bảo theo yêu cầu.

Các thị trường thu mua chính của công ty là : Cà Mau, Sài Gòn, Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Thuận. Do đặc điểm của nguyên liệu thủy

sản là mau hư hỏng và ươn thối, nhanh giảm chất lượng nên công ty có xử lý

ngay tại địa điểm nhận nguyên liệu ở xa, bảo quản bằng nước đá ở nhiệt độ từ 1- 40C. Đối với địa bàn ở gần từ Phan Rang trở ra Quy Nhơn, khi công ty mua thì nhà cung cấp vận chuyển và bảo quản, công ty nhận hàng tại xưởng.

Do chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và tăng mặt hàng GTGT nên số lượng chủng loại các mặt hàng được mở rộng như Surimi, cá đông lạnh các loại,

ghẹ chế biến các loại, tôm- mực chế biến các loại, chả rế…

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Loại nguyên liệu

SL % SL % SL % Tôm 2.066.223,55 79,10 2.365.592,10 73,80 2.672.356,92 72,14 Ghẹ 61.402,53 2,35 40.070,15 1,25 34.080,52 0,92 Mực 6.441,14 0,25 22.440,35 0,70 37.784,92 1,02 Sò 63.485,70 2,43 100.295,50 3,13 182.256,67 4,92 Cá 20.655,46 0,79 136.452,70 4,26 146.323,95 3,95 Loại khác 394.098,59 15,09 540.769,15 16,87 631.600,85 17,05 Tổng 2.612.306,97 100,00 3.205.619,95 100,00 3.704.403,83 100,00

Một số nguyên liệu chính của công ty là: Tôm sú, tôm hùm, cá nục, cá hố,

mực nang, mực ống, ghẹ…

Việc đánh giá chất lượng nguyên liệu thủy sản thu mua rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất cũng như chất lượng thành phẩm thủy sản

chế biến.

Việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu thủy sản được tiến hành một cách kỹ lưỡng theo trình tự như sau:

- Tại địa điểm nhận hàng nguyên liệu được kiểm tra về chất lượng, kích

cỡ, chủng loại.

- Khi hàng vận chuyển về nhà máy được kiểm tra lại một lần nữa.

- Trước khi nhập kho hoặc đưa đi sản xuất KCS lại kiểm tra thêm một lần

nữa.

Phương thức kiểm tra chủ yếu dựa vào hình dạng bên ngoài, màu sắc, độ đàn hồi của cơ thịt, mùi vị, độ trầy xước bên ngoài, đây gọi là phương pháp cảm

quan.

Nhà cung cấp giao hàng và nhân viên tiếp nhận đều phải mặc áo Blue, mũ, đeo khẩu trang, đi ủng nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh, chất lượng nguyên liệu.

2.5.1.2 Tình hình sản xuất của công ty

Sản phẩm chủ yếu của công ty là chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu. Đây

là mặt hàng chủ yếu chiếm trên 80% giá trị sản xuất trong công ty với quy trình sản xuất và chế biến như sau:

Sơ đồ 6: Quy trình sản xuất của công ty TNHH Long Shin

Sơ chế

Tiêu thụ

Chế biến

Bảo quản sản phẩm

Phân cỡ, phân loại

Cấp đông

Lên hàng theo quy cách Chế biến

sống

Tiếp nhận nguyên liệu

Tách khuôn, mạ băng, bao

gói

Phối chế

Chế biến gia

nhiệt, ngâm

tẩm

Quy trình chế biến tôm đông lạnh

Quy trình Diễn giải

B1. Tiếp nhận

nguyên liệu

Được tiếp nhận thông qua các đại lý thu gom các tỉnh khác

nhau, nhiệt độ bảo quản từ -1-40C.

B2. Rửa I Trước khi đưa vào phân xưởng chế biến nguyên liệu được đưa vào rửa ở nhiệt độ 2-40C.

B3. Bảo quản

nguyên liệu

Nếu nguyên liệu chưa chế biến ngay thì phải bảo quản

bằngnước đá trong thùng cách nhiệt, nhiệt độ từ -1-40C, thời gian không quá 16 tiếng.

B4. Xử lý Kiểm tra tạp chất, lột vỏ, tách đầu.

B5. Rửa II Rửa lại trong thùng lạnh.

B6. Phân cỡ, phân mình

Tôm sau khi được rửa lần 2 được chuyển qua phân cỡ, sau đó kiểm tra lại chất lượng và được phân theo 3 màu:

xanh, đen, nâu.

B7. Rửa III Rửa lại lần 3 trong nước lạnh 2-40C.

B8. Lên hàng Tôm sau khi được phân mẫu chuyển qua công đoạn lên hàng mỗi block là 1,8Kg +1% phụ trội.

B9. Rửa IV Tôm sau khi cân được rửa trong nước lạnh 2-40C. B10. Xếp khuôn

châm nước

Cho đá vào khuôn đầy, úp khuôn xuống để ráo nước.

B11. Cấp đông Tôm tiếp tục đưa vào tủ đông lạnh, thời gian không quá

4 tiếng nhiệt độ < -180C. B12. Tách khuôn

mạ băng

Tôm sau khi được cấp đông tiến hành tách khuôn mạ băng ở

nhiệt độ 0-30C.

B13. Bao gói Cho vào túi PE.

Do máy móc thiết bị cũ chủ yếu từ Đài Loan chuyển nhượng nên có phần ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Vì thế, để nâng cao chất lượng sản phẩm chế

biến công ty cần chú trọng mua sắm, đổi mới máy móc thiết bị nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, đồng thời giảm chi phí cũng như giảm tối thiểu

các sản phẩm lỗi, hư hỏng do máy móc thiết bị gây ra.

Bảng 2: Kiểm tra chất lượng thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ

(ĐVT: Kg) Kế hoạch Thực tế Năm SLSX SLTT SLSX SLTT 2004 1.823.560,21 1.782.972,23 1.597.782,34 1.394.955,40 2005 2.356.923,64 1.912.115,23 1.917.632,57 1.757.603,48 2006 2.676.807,56 2.501.842,34 2.757.832,74 2.107.797,63 (Phòng Kế toán)

Công ty cũng đưa ra kế hoạch sản xuất cho những năm tới để có phương hướng cho tương lai.

Bảng 3: Kế hoạch sản xuất của công ty (đến năm 2010)

(ĐVT: Kg) Sản phẩm Năm 2006 Năm 2010 Tôm sú đông lạnh 1.774.658,21 2.307.055,67 Tôm biển 735,67 956,67 Ghẹ thịt đông lạnh 20.840,09 27.092,12 Tôm hùm đông lạnh 3.216,45 4.181,39 Cá đông lạnh 16.078,21 20.901,67 Mực đông lạnh 31.120,83 40.457,08 Sò đông lạnh 40.365,89 52.475,66 Hàng GTGT 258.526,59 336.084,57

(Nguồn: Phòng Kế hoạch–Kinh doanh)

đóng thùng PP ghi mã, đai nẹp.

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy mục tiêu của chúng ta đến năm

2010 sản xuất rất lớn đặc biệt là các mặt hàng tôm sú đông lạnh, sò đông lạnh,…

một số mặt hàng khác đều tăng do công ty có chiến lược phát triển sang thị trường Châu Âu, Mỹ để mở rộng thị trường, quy mô sản xuất của mình.

- Chiến lược sản phẩm của công ty: Phát triển mặt hàng mới, có GTGT

cao. Bộ phận nghiên cứu R&D của công ty luôn cho ra đời sản phẩm mới hàng

năm, hiện nay công ty đã có trên 30 mặt hàng tiêu thụ trên thị trường.

Thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày

càng đa dạng của khách hàng trên thế giới và nội địa.

Song song với chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ, phát triển sản phẩm

mới, sản phẩm có GTGT, công ty luôn áp dụng KHKT mới hiện đại để nâng cao

tính cạnh tranh cho sản phẩm.

Thực tế công ty đang thực hiện tốt việc này, hàng năm công ty đều đầu tư

mua sắm máy móc, thiết bị mới để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

- Về quản lý chất lượng sản phẩm: Hiện nay công ty áp dụng phương pháp đảm bảo chất lượng HACCP, đây là hệ thống đảm bảo chất lượng thông qua việc

phân tích mối nguy an toàn thực phẩm và tập trung kiểm soát tại các điểm kiểm

soát tới hạn. Ngoài phương pháp này công ty còn áp dụng các tiêu chuẩn về quản

lý chất lượng của Cục quản lý chất lượng, vệ sinh thủy sản và thú y (Nafiquacen III) chi nhánh III tại miền Trung, đối với yêu cầu của từng thị trường nhập khẩu công ty đáp ứng theo tiêu chuẩn chất lượng riêng.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác bán hàng thủy sản của Công ty TNHH Longshin (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)