B. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁNH ÀNG CỦA CÔNG TY
3.2 Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ nội địa
3.2.1 Căn cứ của biện pháp
Ngày nay việc xuất khẩu thủy sản sang các thị trường lớn, thị trường mới
là rất khó khăn chẳng hạn như thị trường Mỹ và EU được xem là những thị trường nguy hiểm và khó tính vì hàng dễ bị trả lại hoặc bị khiếu nại. Bên cạnh đó
ta cũng phải thấy rằng dân số Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc
gia có sự phát triển cao, cuộc sống của người dân đang được nâng cao, thu nhập
bình quân đầu người hàng năm ổn định và có xu hướng tăng hơn so với những năm tới. Nhu cầu về thực phẩm của người dân cũng khắt khe hơn họ yêu cầu
những sản phẩm đảm bảo chất lượng và có giá trị dinh dưỡng cao, họ sẵn sàng trả một khoản tiền lớn để mua một sản phẩm vừa ngon, vừa đảm bảo chất lượng.
Vậy mà, doanh thu tiêu thụ tại thị trường nội địa của công ty hàng năm chỉ đạt
không quá 1,20% trong tổng doanh thu tiêu thụ. Vì thế, để khai thác những lợi
thế đó công ty cần phải có những biện pháp thật cụ thể để đẩy mạnh hoạt động
tiêu thụ tại thị trường này.
3.2.2 Nội dung của biện pháp
Để làm tốt điều này công ty cần đề ra những biện pháp, chín h sách thiết thực.
- Về sản phẩm:
Sản phẩm thủy sản của công ty chủ yếu là để xuất khẩu nên khi chuyển
sang tiêu thụ trong nước có lẽ sẽ gặp khó khăn trong vấn đề thị hiếu. Rõ ràng sở
thích, thị hiếu, khẩu vị của người Việt Nam và người nước ngoài là khác nhau. Vì vậy, có những sản phẩm công ty chỉ sản xuất cho xuất khẩu không bán ở thị trường trong nước. Vì vậy công ty phải nghiên cứu thay đổi công thức chế biến
cho phù hợp với thị hiếu của người Việt Nam.
Theo điều tra mới đây về người dân TP. HCM, một trong những mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng là thời gian cần thiết để chuẩn bị bữa cơm gia đình. Chính vì thế các sản phẩm chế biến ăn liền sẽ rất được ưa chuộng chẳng
hạn như chả cá, chả rế, các món ăn chế biến từ tôm, tôm tẩm bột, các thực phẩm ăn liền. Nắm bắt nhu cầu này, công ty nên tập trung sản xuất các sản phẩm chế
biến ăn liền nhằm phục vụ nhu cầu của khách du lịch ở địa phương như cá cơm
chiên bột, cá tẩm, mực tẩm, chả rế…
Ngoài các sản phẩm thủy sản truyền thống, các sản phẩm tươi sống, đông
lạnh tiếp tục duy trì phát triển. Dự báo chung về sản phẩm tiêu thụ nội địa thời kỳ
tới là: Các sản phẩm thô sơ, cấp thấp sẽ bị loại bỏ, các sản phẩm chế biến công
nghiệp có chất lượng cao, có khẩu vị phù hợp với các món ăn dân tộc sẽ ngày càng chiếm lĩnh thị trường. Do đó trong thời gian tới công ty cần cố gắng hơn
nữa để nâng cao tỷ lệ những mặt hàng tinh chế và giảm tỷ lệ những mặt hàng chế
biến thô sơ.
- Về giá cả:
Để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ nội địa, công ty cần có chính sách giá cả
hợp lý, vừa đảm bảo lợi nhuận của công ty, vừa có thể cạnh tranh với sản phẩm
của công ty khác. Giá cả là vấn đề được người Việt Nam rất quan tâm. Hiện nay,
cạnh tranh trên lĩnh vực này vẫn diễn ra gay gắt và được quan tâm hàng đầu.
Công ty cần có những biện pháp về giá cả đánh vào từng tầng lớp người dân. Định giá cao đối với những sản phẩm cho tầng lớp có thu nhập khá trở lên, định
giá thấp hay vừa phải cho những người dân có thu nhập vừa phải và sinh viên. Tùy theo giá cả mà chất lượng cho phù hợp. Nhưng không được định giá thấp mà giảm chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới uy tín của công ty.
- Về phân phối:
Công ty cần liên hệ thường xuyên với các siêu thị trong và ngoài tỉnh để
cung cấp hàng kịp thời. Mở cửa bán và giới thiệu sản phẩm ở các thành phố lớn như: TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng mà trước hết là Nha Trang để giới
thiệu cũng như phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng
- Về chiêu thị:
Ngày nay một số doanh nghiệp đã tiến hành việc liên kết tiếp thị thông
qua hình thức phân phối, tập trung những mặt hàng cao cấp tại một cửa hàng. Công ty có thể tham gia hình thức liên kết này để giới thiệu và quảng bá sản
phẩm.