6) Bố cục của luận văn
1.5.4 Chính sách chiêu thị:
Chính sách chiêu thị là chính sách định hướng vào việc giới thiệu, cung ứng,
thông tin về một sản phẩm, hàng hóa đặc điểm và lợi ích của nó đối với nhà sản
xuất, người tiêu thụ và người sử dụng cuối cùng, nhằm kích thích lòng ham muốn
mua hàng của khách hàng.
Chính sách chiêu thị có vai trò rất quan trọng trong việc phân phối sản phẩm,
hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Nó giúp nhà sản xuất nắm bắt kịp
thời thông tin thị trường, ý muốn của khách hàng để thỏa mãn tối đa nhu cầu của
khách hàng, giảm được những chi phí không cần thiết và tránh được những rủi ro trong kinh doanh. Để đạt được điều ấy, chính sách chiêu thị sử dụng những hình thức hoạt động chủ yếu như: quảng cáo, khuyến mãi, truyền thông, bán hàng cá nhân.
1.5.4.1 Quảng cáo
Là một hình thức hoạt động thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà sản
xuất cho các thành phần trung gian trong kênh phân phối hoặc cho người tiêu dùng của cùng những phương tiện truyền thông đại chúng trong một không gian và thời
gian nhất định.
Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học công nghệ và kĩ thuật, quảng cáo ngày
càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Đây là một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc bán hàng, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, do
tính chất của nó là giới thiệu sản phẩm, cung cấp những thông tin cần thiết cho
khách hàng nên quảng cáo phải đảm bảo tính trung thực, chính xác…Doanh nghiệp
áp dụng tốt hình thức quảng cáo này cho phép doanh nghiệp tăng khả năng cạnh
tranh, kích thích nhu cầu tiêu dùng sản phẩm.
Các hình thức quảng cáo chính thường được sử dụng: Truyền hình, truyền
thanh, báo, tạp chí, quảng cáo ngoài trời, quảng cáo qua thư trực tiếp… Để thực hiện một chương trình quảng cáo cần qua các bước sau:
- Xác định mục tiêu quảng cáo: Nghĩa là xác định mức độ ảnh hưởng của tin
tức quảng cáo đến khách hàng và thị trường như thế nào.
- Xây dựng nội dung quảng cáo dựa trên nguyên tắc: Lôi cuốn sự chú ý của
khách hàng, kích thích sự ham muốn tiêu dùng sản phẩm của khách hàng.
- Lập kế hoạch quảng cáo: Bao gồm kế hoạch về phương tiện quảng cáo, thời gian tiến hành quảng cáo, số lần tiến hành quảng cáo và những chi phí cần
thiết.
1.5.4.2 Khuyến mãi:
Là bất kì hoạt động nào tạo ra động cơ để mua sản phẩm ngoài lợi ích vốn có
của sản phẩm. Đối tượng khuyến mãi có thể là: Lực lượng bán hàng, người mua trung gian, người trung gian, người tiêu dùng…
Bất kể tính đa dạng của khuyến mãi, các hoạt động có thể được phân chia ra
làm 3 loại chính theo đối tượng và mục tiêu khuyến mãi cụ thể.
- Khuyến mại nhằm thúc đẩy, hỗ trợ, khuyến khích sự nỗ lực của lực lượng
bán hàng .
- Khuyến mại nhằm động viên những người trung gian, hỗ trợ một cách nhiệt
tình và tích cực trong việc tiếp thị sản phẩm.
- Khuyến mãi nhằm khuyến khích người tiêu dùng tiêu dùng những sản
phẩm của công ty.
1.5.4.3 Tham gia hội chợ, triển lãm
Đây cũng là một hình thức được các doanh nghiệp quan tâm. Thông qua hội
chợ triển lãm, hội chợ thương mại doanh nghiệp có thể quảng bá rộng rãi hơn về
khách hàng…khi thực hiện công tác này doanh nghiệp cần chú ý đến các vấn đề
sau:
- Chọn đúng sản phẩm tham gia hội chợ triển lãm.
- Chọn hội chợ để tham gia trên cơ sở xác định một số thông tin về hội chợ
triển lãm ấy.
1.5.4.4 Giao tế
Đóng cửa là tự sa thải, tự giết mình. Các doanh nghiệp cần phải mở cửa, tiếp
cận các thông tin, tiếp cận chính xác nhu cầu của thị trường. Tiếp xúc với khách hàng để tìm bạn hàng mới, giao lưu, tham khảo và tìm hiểu nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
1.5.4.5 Tổ chức hội nghị khách hàng
Các doanh nghiệp nên thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng nhằm tìm ra những ưu, nhược điểm sản phẩm, từ đó cùng nhau tìm ra các biện pháp khắc
phục những nhược điểm đó. Mặt khác, thông qua hội nghị khách hàng doanh nghiệp
có thể tìm hiểu một cách cặn kẽ nhu cầu khách hàng, tạo điều kiện cho doanh
nghiệp có cơ hội tìm kiếm những khách hàng mới.
1.5.4.6 Các hoạt động liên kết kinh tế
Các hoạt động liên kết kinh tế ngày càng trở nên phổ biến. Nó càng cần thiết
và quan trọng đặc biệt trong ngành sản xuất và chế biến thủy sản. Do đặc thù và tính chất của nguồn nguyên liệu thủy sản có tính mùa vụ nên việc liên kết với các nhà cung ứng tạo nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định, khắc phục tính mùa vụ trong
nguyên liệu thủy sản.