Chính sách sản phẩm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác bán hàng thủy sản của Công ty TNHH Longshin (Trang 25)

6) Bố cục của luận văn

1.5.1 Chính sách sản phẩm

1.5.1.1 Khái niệm sản phẩm

Theo quan điểm của Marketing, sản phẩm được xem là hệ thống bao gồm

mọi vật chất của sản phẩm, môi trường bọc lấy sản phẩm (bao bì, kiểu dáng, nhãn hiệu…) những thông tin từ người sản xuất kinh doanh và khách hàng mang lại.

Từ khái niệm trên, đối với nhà sản xuất kinh doanh, trước khi muốn đưa ra

nghiên cứu về mặt kỹ thuật của nó mà còn phải thăm dò sự biến động không ngừng

của nhu cầu nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

1.5.1.2 Nội dung của chính sách sản phẩm

Việc xác định chính sách sản phẩm có quan hệ chặt chẽ đến hai vấn đề sau:

- Toàn bộ sản phẩm của doanh nghiệp hoặc công ty đang sản xuất kinh

doanh trên thị trường được xác định ở mức độ nào? Loại nào cần hoàn thiện và đổi

mới, loại nào cần hủy bỏ để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường đòi hỏi.

- Đối với sản phẩm nên khai thác theo hướng nào? Lúc nào cần tung ra thị trường với sản lượng bao nhiêu?

Hướng vào hai vấn đề trên, chính sách sản phẩm được xây dựng hàm chứa

những nội dung chủ yếu sau:

+ Xác định vòng đời của sản phẩm.

+ Phân tích sản phẩm và khả năng thích ứng của nó với thị trường.

+ Tổ chức theo dõi cách sử dụng sản phẩm.

+ Tạo uy tín sản phẩm.

+ Phát triển sản phẩm mới.

Xác định vòng đời của sản phẩm:

Vòng đời của sản phẩm là khoảng thời gian kể từ khi sản phẩm xuất hiện cho đến khi sản phẩm biến mất trên thị trường. Người ta chia ra làm 4 giai đoạn của chu

kỳ sống sản phẩm: Giai đoạn giới thiệu, giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn bão hòa,

giai đoạn suy thoái.

Doanh nghiệp phải xác định cho được sản phẩm của mình đang trong giai đoạn nào để có chiến lược cho phù hợp. Việc xác định đó là cần thiết nó góp một

phần đáng kể và vô cùng quan trọng đảm bảo thắng lợi trong kinh doanh.

Công tác phân tích sản phẩm và khả năng thích ứng của nó đối với thị trường

bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

-Đánh giá khả năng mức độ thành công của sản phẩm trên thị trường.

-Phát hiện những khuyết tật về nội dung và hình thức đã thay đổi hoặc cải

tiến sản phẩm.

-Đánh giá tính thích ứng của sản phẩm với thị trường và vạch ra những phương pháp kiểm tra để tìm hiểu sự chấp nhận của khách hàng đối với sản phẩm.

-Phát hiện những cơ hội bán hàng và khai thác triệt để những cơ hội đó.

Vậy việc phân tích sản phẩm và khả năng thích ứng của thị trường đối với

sản phẩm là rất cần thiết khi nhà sản xuất dự định đưa vào thị trường một loại sản

phẩm nào đó giúp nhà sản xuất tránh được những chi phí không cần thiết do thiếu

cẩn thận hoặc thiếu hiểu biết về thị trường.

Khi quyết định đưa vào sản xuất một loại sản phẩm nào đó đòi hỏi nhà sản

xuất phải trả lời được những câu hỏi sau:

+ Những sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường hay không?

+ Cách thức cạnh tranh với các loại sản phẩm khác như thế nào?

+ Làm thế nào để thu hút khách hàng tập trung mua sản phẩm của doanh nghiệp.

Vì vậy, đối với nhà kinh doanh khi xây dựng chính sách sản phẩm trong thị trường hiện có cần chú ý lấy ý kiến, những nhu cầu và đề nghị của khách hàng, những thông tin về sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Vấn đề tạo uy tín cho sản phẩm:

- Nhãn hiệu sản phẩm: Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng nhưng không

phải bất cứ một doanh nghiệp nào cũng nhận thức đúng đắn được nó. Đó là tài sản

vô hình của mỗi doanh nghiệp. Xây dựng được một nhãn hiệu, thương hiệu mạnh

không những tạo được niềm tin của khách hàng mà còn củng cố lòng trung thành

nơi họ đối với sản phẩm của mình.

- Bao bì đóng gói: Ngày này, khi sự cạnh tranh diễn ra khốc liệt về chất lượng, giá cả… thì bao bì ngày càng trở nên quan trọng đối với mỗi sản phẩm, nó được ví như những “ người bán hàng thầm lặng ” với hầu hết hàng hóa lưu thông

trên thị trường, bao bì được xem là một tiêu chuẩn chất lượng và là phương tiện lợi

hại trong việc tạo uy tín sản phẩm trên thương trường cạnh tranh. Nó có tác dụng làm tăng giá trị và giá trị sử dụng sản phẩm. Công tác bao bì đóng gói sản phẩm có

những yêu cầu đòi hỏi rất nghiêm ngặt. Vì vậy mọi yêu cầu của công tác bao bì

đóng gói phải được xuyên suốt trong quá trình lựa chọn thích hợp với từng loại sản

Hoạch định sản phẩm mới:

Trước khi đưa sản phẩm mới vào thị trường, nhất thiết phải có kiến thức về

Marketing trong lĩnh vực quản lý sản phẩm.

Quá trình đưa sản phẩm mới vào thị trường cần phải tiến hành thận trọng và

được hoạch định qua các bước sau:

Bước 1: Định ra chính sách sản phẩm mới. Bước 2: Thẩm tra phương án sản phẩm mới. Bước 3: Đưa sản phẩm mới vào sản xuất. Bước 4: Đưa sản phẩm mới ra thị trường.

Bước 5: Thu thập thông tin sản phẩm mới từ người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác bán hàng thủy sản của Công ty TNHH Longshin (Trang 25)