B. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁNH ÀNG CỦA CÔNG TY
3.4.2 Nội dung biện pháp
3.4.2.1 Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường:
Để làm tốt công tác này công ty cần thiết lập quan hệ với các tổ chức quốc
tế, để tranh thủ nguồn thông tin về thị trường quốc tế, thường xuyên theo dõi cập
nhật những thông tin mới nhất về thị trường, đồng thời công ty cần thường xuyên cử những người có năng lực tham gia các cuộc hội thảo về thị trường, tham gia
các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm hiểu các kênh thông tin về thị trường… để từ đó công ty có những kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp nâng cao doanh
xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhằm cập nhật thông tin nhanh nhất, nắm bắt được
những khoa học và công nghệ hiện đại, đảm bảo được quyền lợi của công ty.
Một trong các biện pháp cần thiết trong công tác là định hướng chiến lược
với thị trường chủ lực:
Tuy thị trường tiêu thụ của công ty còn đơn điệu, thậm chí quá ít, nhưng
việc tìm hiểu những đặc điểm về nhu cầu, sở thích thị hiếu cũng như luật pháp,
những quy định về chất lượng quy cách sản phẩm… đối với mỗi thị trường để đưa ra những định hướng đúng đắn về chất lượng sản phẩm, quy cách mẫu mã,
cơ cấu mặt hàng hay giá cả sao cho hợp lý với từng thị trường là một vấn đề cần
thiết, ngay cả với Đài Loan – một thị trường với các khách quen được coi là
tương đối dễ tính.
a) Đối với thị trường Đài Loan
Một điều hoàn toàn dễ hiểu khi Đài Loan là thị trường chủ yếu của công
ty. Tuy là một thị trường không khó tính như Mỹ, EU những nhu cầu của thị trường Đài Loan cho phép công ty mở rộng hơn nữa xuất khẩu sang thị trường
này.
Một lợi thế của công ty khi xuất sang bên Đài Loan là thủ tục xuất nhập
khẩu tương đối dễ dàng, thuế xuất khẩu không cao, thủ tục hải quan không quá rườm rà, chất lượng sản phẩm đòi hỏi không quá cao phù hợp với khả năng sản
xuất cũng như tiêu thụ của công ty.
Thị trường Đài Loan rất đa dạng có thể nhập khẩu rất nhiều hàng hóa của
Việt Nam, nhất là hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO. Nét nổi bật nhất ở thị trường này là có rất nhiều doanh nghiệp nhập khẩu phục vụ cho
việc tái xuất sang nước thứ ba, nhất là các sản phẩm chế biến. Để thâm nhập được vào hệ thống này, một yêu cầu bắt buộc DN Việt Nam phải nhanh chóng
nâng cao chất lượng hàng hóa, mẫu mã sao cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, nhất là hàng thủy sản cần đảm bảo nghiêm ngặt các quy định của Đài Loan.
Nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Đài Loan những năm sắp tới
công ty TNHH LONG SHIN phải tự đổi mới mình. Đầu tiên, công ty cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh, không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa, đáp
ứng yêu cầu của thị trường. Công ty cần chú trọng hơn nữa đến công tác xúc tiến thương mại, đánh giá đúng và hiểu rõ những đặc điểm của thị trường Đài Loan, từ đó định hướng đúng cho việc cung ứng hàng hóa phù hợp. Hàng năm Đài
Loan tổ chức nhiều hội chợ triển lãm nhằm giới thiệu hàng hóa của các nước, vì vậy công ty nên tìm hiểu kỹ và tham gia các hội chợ triển lãm với mục đích vừa
tiết kiệm, vừa có hiệu quả cao trong quảng bá hàng hóa. Để xây dựng được các
mặt hàng xuất khẩu có chất lượng và khối lượng cao tại thị trường Đài Loan, công ty cần nâng cao chất lượng và giá trị hàng hóa, tạo ra nhiều mẫu mã mới, đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng của nhiều nước. Công ty cần trao đổi, học tập và lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp Đài Loan, từ đó cải tiến mẫu mã hàng
hóa, đáp ứng các nhu cầu cụ thể của từng mặt hàng mà đối tác yêu cầu, trên cơ sở đó đẩy mạnh hàng hóa xuất khẩu của công ty.
Đài Loan luôn đánh giá cao các sản phẩm được chuẩn bị tốt ở khâu đóng
gói cũng như tính thuận tiện của bao bì mỗi sản phẩm. Đây là những nhược điểm
của hàng hóa Việt Nam nói chung và công ty TNHH LONG SHIN nói riêng. Vì vậy công ty phải hết sức quan tâm đến đặc điểm này.
Ngoài ra trên bao bì phải in thành phần, định lượng của hàng hóa, đây là quy định bắt buộc… Hiện nay, ở Đài Loan có khoảng trên 8 vạn lao động, gần 10
vạn cô dâu Việt Nam, rất nhiều doanh nhân Đài Loan thường xuyên qua lại Việt Nam, lượng du khách Đài Loan đi du lịch Việt Nam cũng nhiều và họ rất thích thưởng thức các món ăn Việt Nam, do đó việc quảng bá, giới thiệu cũng như
cung cấp các thực phẩm chế biến ăn sẵn các món ăn Việt Nam cần được chú
trọng. Nên chăng công ty nên kết hợp với Việt kiều để tổ chức các quán ăn Việt
Nam và các siêu thị hàng Việt Nam, từ đó đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng của
ta.
Sản phẩm ưa chuộng trên thị trường này là mặt hàng tôm. Tôm vừa có
khối lượng lớn vừa có giá trị bình quân cao, vì vậy công ty cần phát huy lợi thế
này bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài các sản phẩm
tôm, công ty còn xuất khẩu vào thị trường này nhiều mặt hàng thủy sản khác như: sò ngọt, mực đông lạnh, ghẹ đông lạnh, cá tẩm bột…với KNXK hàng năm
trường này cũng rất quan trọng. Theo em, mặc dù công ty được sự giới thiệu của công ty Shin Hao Food Co, Ltd nhưng công ty cũng cần chủ động trên thị trường này như thăm quan các siêu thị bán buôn, bán lẻ thực phẩm lớn tại Đài Loan để
khảo sát và xác định những sản phẩm có thể phát triển nhằm mở rộng hơn nữa
xuất khẩu vào Đài Loan. Việc giữ vững và phát triển mối quan hệ tốt đẹp vốn có
với các khách hàng quen ở thị trường này là một điều cần thiết, nó giúp tạo sự khăng khít, bền chặt trong quan hệ với khách hàng bên Đài Loan. Nó cũng là sợi
dây vô hình liên kết mối quan hệ làm ăn này. Tuy có những lợi thế như thế về thị trường nhưng do có sự phụ thuộc gần như hoàn toàn vào một thị trường nên những biến động xảy ra ở thị trường này cũng sẽ ảnh hưởng lớn tới KNXK của
công ty. Vì thế, việc nghiên cứu kĩ về thị trường này là một vấn đề cần thiết và quan trọng, nó sẽ đảm bảo cho công ty có sự chủ động, có những kế hoạch sản
xuất, tiêu thụ phù hợp với tình hình của thị trường. Đồng thời, việc tìm kiếm mở
rộng, đa dạng thị trường tiêu thụ ngoài thị trường Đài Loan để giảm thiểu sự phụ
thuộc hoàn toàn vào một thị trường, giảm rủi ro khi có sự biến động nơi thị trường này.
b) Đối với thị trường Nhật Bản
Tuy KNXK sang Nhật Bản chưa cao nhưng đây là thị trường thường
xuyên của công ty trong các năm gần đây. Mối quan hệ ngoại giao giữa Việt
Nam – Nhật Bản rất thuận lợi cho vấn đề xuất khẩu vì giữa Nhật Bản và Việt Nam đã chính thức dành cho nhau quy chế tối huệ quốc về thuế suất vào ngày 26/05/1999. Điều này giúp cho hàng thủy sản Việt Nam và Nhật Bản được giảm
rất nhiều về chi phí.
Chính vì vậy việc củng cố thị trường Nhật Bản là hết sức cần thiết. Với
hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường này cần chú ý nhất là về độ tươi sống.
Ngoài việc tiếp tục hiện đại hóa máy móc tăng công suất hệ thống làm lạnh để
nâng cao chất lượng sản phẩm. Nếu làm được điều này giá trị xuất khẩu của công
ty sẽ tăng lên đáng kể. Ngoài ra đặc tính của người Nhật cũng rất coi trọng hình thức vì vậy công ty cần cải tiến mẫu mã, bao bì sao cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản. Tiếp tục duy trì các sản phẩm được ưa chuộng tại thị
trường như các sản phẩm từ tôm, từ đó đồng thời mở rộng cơ cấu hàng thủy sản
xuất khẩu của công ty.
c) Đối với thị trường Mỹ
Sản lượng xuất khẩu sang Mỹ còn vô cùng khiêm tốn nhưng nó cũng báo
hiệu một tương lai khả quan. Nó chứng tỏ công ty có đủ khả năng để xuất khẩu
sang Mỹ và được thị trường Mỹ chấp nhận. Đồng thời trong tương lai công ty
cũng có thể tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu sang thị trường này. Muốn làm
được điều này, việc nghiên cứu và tìm hiểu sâu thị trường là điều cần và đủ để
thâm nhập thị trường này.
Theo Ông Nguyễn Duy Khiển, Tham tán Thương Mại Việt Nam tại Mỹ
thì tôm là mặt hàng được Mỹ ưa chuộng. Tôm cũng là mặt hàng chế biến chính
của công ty để xuất khẩu, tôm cũng là mặt hàng có giá trị bình quân cao, giá trị
lớn vì vậy công ty cần phát huy lợi thế bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Mặt khác, xu hướng tiêu thụ thủy sản ở Mỹ hiện nay và tương
lai là thị trường Mỹ hướng vào mua tất cả các sản phẩm từ đắt tiền đến rẻ tiền và từ khắp nơi trên thế giới với đủ các loại, mặt hàng có kích cỡ khác nhau. Với phí
nhân công chế biến ngày càng đắt, thị trường nhập khẩu tôm vào Mỹ những năm
tới chắc chắn sẽ tăng nhanh.
Mỹ là một thị trường lớn nhưng lại là một thị trường nguy hiểm, khó tính,
hàng xuất khẩu vào thị trường này rất dễ bị hủy hoặc trả lại vì thị trường này có những yêu cầu khắt khe về chất lượng, quy cách mẫu mã hàng hóa, quy định về lượng khoáng chất, luật về thuế quan… vì vậy đòi hỏi công ty phải nghiên cứu
kỹ, nắm vững các quy định pháp lý liên quan đến xuất nhập khẩu cũng như tập
quán, tác phong của người Mỹ, những quy định, luật về trách nhiệm sản phẩm,
tính thực dụng của người Mỹ trong kinh doanh, thuế chống bán phá giá…
d) Đối với thị trường Hàn Quốc
Hàn Quốc là quốc gia nhập khẩu hàng hóa lớn của Việt Nam chỉ đứng sau
Nhật Bản, Mỹ, EU, Trung Quốc, đặc biệt là mặt hàng thủy sản. Các năm qua,
việc đẩy mạnh công tác bán hàng, tiêu thụ sản phẩm của công ty sang thị trường
này còn yếu. Trong những năm tới, để đẩy mạnh xuất khẩu sang Hàn Quốc công
này. Ví dụ như việc tiến tới phương thức bán hàng linh hoạt là hết sức cần thiết.
Bởi lẽ doanh nghiệp Hàn Quốc chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ thường mua
những lô hàng nhỏ. Công ty cũng cần xem xét phương thức sử dụng đại lý bán
hàng là các công ty Hàn Quốc thuộc Thành viên Hiệp hội các nhà nhập khẩu, đây là phương thức phổ biến nhất vì 90% KNXK của Hàn Quốc là thông qua hiệp hội
này. Khi xuất khẩu vào Hàn Quốc, công ty nên sử dụng các đại lý, không nên giữ thói quen mua đứt bán đoạn. Bên cạnh đó cần quan tâm đến đặc điểm tiêu dùng của người Hàn Quốc về hàng thủy sản ví dụ như cá khô, ghẹ, mực khô… phải
tẩm gia vị cay hơn thì mới cạnh tranh được hàng Trung Quốc, Thái Lan. Việc tăng cường quảng cáo tiếp thị cũng góp phần quan trọng nhằm đẩy mạnh công
tác bán hàng ở thị trường này.
e) Đối với thị trường EU
Được cấp Code của thị trường này chứng tỏ sản phẩm của công ty có đủ điều kiện về chất lượng để xuất khẩu sang EU. Nhưng trong các năm qua công ty
vẫn chưa tìm được khách hàng ở thị trường này. Đây là một bất lợi của công ty vì EU cũng là một thị trường đầy tiềm năng và khả năng thu lợi nhuận ở thị trường
này là rất cao.
Thâm nhập thị trường này là điều không quá khó đối với công ty và hoàn toàn có khả năng thực hiện được. Nhưng đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại,
tìm kiếm khách hàng, tạo mối quan hệ làm ăn tại thị trường này là việc đầu tiên cần làm. EU là khối liên minh của nhiều quốc gia nên trong nó chứa đựng những
phong tục, nhu cầu tập quán khác nhau, công ty muốn thâm nhập thị trường này cần hết sức chú ý đến đặc điểm này vì sản phẩm có thể được ưa chuộng ở quốc
gia này nhưng chưa chắc đã phù hợp với nhu cầu của quốc gia khác. Tuy nhiên những thành viên của EU đều có đặc điểm chung là những quy định nghiêm ngặt
về vệ sinh thực phẩm và các rào cản thương mại khác. Nên để công tác bán hàng
ở thị trường EU được thuận lợi thì công ty cần chú ý đến vấn đề chất lượng sản
3.4.2.2 Thành lập bộ phận thông tin thị trường
Để hoạt động nghiên cứu thị trường đạt hiệu quả thì công ty cần phải xây
dựng, thiết kế một bộ phận chuyên trách Marketing. Có thể nói công tác
Marketing có vai trò rất quan trọng với hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công
ty, nó cho phép công ty nắm bắt được khả năng của nhu cầu thị trường hiện tại và
tương lai đối với từng loại sản phẩm để từ đó nâng cao khả năng thích ứng đối
với thị trường của các loại sản phẩm mới đáp ứng những nhu cầu của thị trường.
Làm tốt công tác Marketing là bước đầu có thể đảm bảo cho doanh nghiệp đứng
vững và phát triển trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Vì vậy theo
em công tác thông tin, dự báo thị trường, xúc tiến thương mại và phát triển sản
xuất từ nguyên liệu đến cơ cấu mặt hàng chế biến, đáp ứng yêu cầu thị trường là rất cần thiết.
Thực tế, ở công ty chưa có bộ phận Marketing chuyên trách, công tác Marketing được đảm nhận bởi phòng Kinh doanh. Hiện nay định hướng thị trường của công ty chỉ là hoạt động bổ sung cho công tác xuất khẩu, các hoạt động Marketing chưa được đánh giá đúng mức, chưa thực sự quản lý thống nhất và chưa đầu tư thỏa đáng, phạm vi hoạt động Marketing tại công ty chưa được
mở rộng hầu như mới chỉ quan tâm đến việc tiêu thụ sản phẩm.
Do cơ cấu tổ chức của công ty đã đi vào ổn định nên công ty có thể thành lập bộ phận thông tin thị trường, phòng này có chức năng như một phòng Marketing. Bộ phận này phải đặt ngang hàng với các bộ phận khác trong công ty
và chịu sự điều hành thống nhất của Ban Giám Đốc, bộ phận này phải đảm bảo
tất cả những vấn đề liên quan tới thị trường và nó phải đảm nhiệm các chức năng
sau:
Thu thập và phân tích các thông tin về khách hàng truyền thống, khách
hàng mới và khách hàng tiềm năng trong cũng như ngoài nước.
Nghiên cứu thái độ, phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm của công ty, đặc biệt là sản phẩm tinh chế.
Thu thập và xử lý thông tin về đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước.
Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu thị trường, kết hợp với bộ phận
Thiết lập các kế hoạch Marketing và tổ chức thực hiện các kế hoạch này. Thực hiện chức năng quảng cáo, xúc tiến bán hàng…
Hiện tại thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu chỉ là Đài Loan nhưng tương lai công ty sẽ thâm nhập vào các thị trường mới, do vậy khi thành lập bộ
phận thông tin thị trường công ty cần xây dựng, tổ chức theo một hệ thống chặt
chẽ cả thị trường trong cũng như ngoài nước.