Chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

Một phần của tài liệu Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt Nam (Trang 42 - 43)

Montesquieu đã viết: "Tự do chính trị của công dân là sự yên tâm vì mỗi người nghĩ rằng mình được an ninh. Muốn đảm bảo tự do chính trị như vậy thì Chính phủ phải làm thế nào để mỗi công dân không phải sợ một công dân khác" [31]. Điều này cũng nói lên rằng trong xã hội quyền và lợi ích hợp pháp của người dân cần được bảo vệ. Quyền hành pháp mặc dù không phát sinh trực tiếp từ nhân dân, nhưng hàng ngày, hàng giờ phải động chạm đến quyền và lợi ích của họ. Các quyền khác cũng có chức năng này nhưng nó không tác động trực tiếp và không được thực hiện nhiều như quyền hành pháp. Với bộ máy hành pháp rộng lớn, nhà nước có thể thông qua đó góp phần đảm bảo lợi ích cho người dân thông qua việc thực thi triệt để pháp luật, chính sách của nhà nước. Chức năng này được thực hiện bằng nhiều phương

thức như kiểm tra, theo dõi, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi có biểu hiện vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Các hoạt động này được tiến hành một cách chủ động, linh hoạt và thường xuyên bằng một hệ thống các cơ quan chuyên trách [44, tr. 48].

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng cao. Trong xu thế mở rộng dân chủ và phát huy quyền lực của nhân dân, phát huy quyền làm chủ của con người, các quyền con người về chính trị, kinh tế, văn hóa… được tôn trọng. Các quyền của công dân ngày càng được mở rộng và thực hiện có hiệu quả, chức năng này sẽ góp phần củng cố lòng tin của nhân dân với quyền hành pháp nói riêng và quyền lực nhà nước nói chung. Đó cũng là con đường tốt nhất để củng cố quyền lực nhà nước, củng cố sự vững mạnh của quốc gia, đảm bảo sự phồn vinh của một dân tộc.

Một phần của tài liệu Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt Nam (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)