Đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành pháp ở địa phương: từ mô hình chấp hành, hành chính chuyển sang

Một phần của tài liệu Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt Nam (Trang 100 - 102)

- Công cuộc hoàn thiện bộ máy nhà nước của nước ta hiện nay vẫn tiếp tục đặt ra nhu cầu nhận thức và vận dụng đúng đắn nguyên tắc tập quyền

3.2.2.2.Đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành pháp ở địa phương: từ mô hình chấp hành, hành chính chuyển sang

hành pháp ở địa phương: từ mô hình chấp hành, hành chính chuyển sang mô hình cơ quan hành chính nhà nước

Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế xã hội, việc đổi mới tổ chức bộ máy chính quyền địa phương nói chung và hệ thống cơ quan hành chính nói riêng là phù hợp với các nhiệm vụ và tính chất của sự phát triển. Cơ quan chính quyền địa phương là nơi tổ chức, thực hiện quyết định, chỉ thị của cấp trên tại địa phương, bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật được tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh. Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương là một khâu rất quan trọng trong quá trình cải cách nền hành chính ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới, hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương là khắc phục những bất cập, hạn chế đang đặt ra trong thực tiễn tổ chức và hoạt động của các cơ quan này trong điều kiện mới. Đó là cơ sở vững chắc để xây dựng một bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương phù hợp với điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ủy ban nhân dân là một cơ cấu trong tổ chức chính quyền địa phương. Hiến pháp năm 1992 và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã có những cải cách đáng kể về tổ chức và hoạt động của cơ quan này. Nhưng trên thực tế tổ chức và hoạt động của cơ quan này còn nhiều bất cập cần tiếp tục nghiên cứu và đổi mới. Để phù hợp với công cuộc đổi mới, cần thiết phải chuyển đổi mô hình quản lý cũ từ một nền hành chính tập trung, quan liêu, bao cấp sang một

nền hành chính dân chủ hóa. Cần tăng cường hơn nữa và củng cố vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước, phương thức quản lý của Nhà nước không phải là sự can thiệp vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như trước đây mà theo tinh thần mới là phát huy tính xã hội, quyền tự chủ của các đối tượng nhằm đáp ứng và tạo điều kiện cho sự phát triển đa dạng của xã hội. Xây dựng một hệ thống chính quyền địa phương đa dạng phù hợp với tính chất của từng vùng lãnh thổ. Việc tổ chức cơ quan chính quyền địa phương hầu như là giống nhau ở tất cả các đơn vị hành chính như hiện nay đã tạo ra một hệ thống bộ máy chính quyền địa phương rập khuôn, cứng nhắc, hiệu quả quản lý nhà nước không cao. Cần có sự thay đổi trong cách thức tổ chức kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối với chính quyền địa phương. Việc các cơ quan cấp trên thực hiện sự quản lý đối với cấp dưới theo chế độ phê duyêt, báo cáo như hiện nay đã làm giảm tính năng động, tự chủ, sáng tạo của các cơ quan ở địa phương. Về cơ cấu thành phần và tổ chức của Ủy ban nhân dân cũng cần phải sắp xếp lại theo hướng tinh gọn. Cần thiết có sự phân định chức năng, nhiệm vụ, chế độ chịu trách nhiệm giữa tập thể và cá nhân, giữa các cá nhân với nhau trong Ủy ban nhân dân. Cần thiết lập một hệ thống cơ quan chính quyền địa phương đa dạng, tuỳ thuộc vào nhu cầu quản lý, tính chất của từng loại đơn vị hành chính. Ở các đơn vị hành chính trung gian cần thiết lập bộ máy chính quyền gọn nhẹ, có chức năng chính là triển khai quyền lực nhà nước xuống các lãnh thổ. Ở các đơn vị hành chính cơ bản phải thể hiện rõ rệt tổ chức quyền lực nhân dân, tự chủ và tự quản. Ở các đơn vị hành chính trung gian có thể chỉ tổ chức cơ quan chính quyền địa phương dưới hình thức bộ máy hành chính nhà nước do trung ương bổ nhiệm và trực tiếp điều hành theo nguyên tắc tập trung thống nhất. Với tính chất là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, Hội đồng nhân dân là cơ quan chính quyền nhà nước có toàn quyền ở địa phương. Để thực hiện các hoạt động thường xuyên giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân thành lập ra cơ quan chấp hành là Uỷ ban nhân dân. Bên cạnh tính chấp hành, Uỷ ban nhân dân còn là cơ quan hành chính nhà

nước ở địa phương. Với tính chất thứ hai này đã làm cho Uỷ ban nhân dân có tính độc lập tương đối. Đối với các đơn vị hành chính như huyện, quận thì sự tồn tại của các Hội đồng nhân dân là không cần thiết vì chức năng chủ yếu của cơ quan này là chuyển tải các quyết định của cấp trên chứ không trực tiếp quyết định. Chính vì vậy, có thể không thành lập các Hội đồng nhân dân ở các đơn vị hành chính này. Để có thể phát huy vai trò chỉ huy, điều hành của bộ máy hành chính ở những cấp trung gian này trong việc đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa trung ương và địa phương. Và khi đó ở các cấp trung gian, không cần có Hội đồng nhân dân thì Uỷ ban nhân dân không còn tính chất chấp hành mà chỉ còn tính chất là cơ quan hành chính nhà nước, thực hiện sự quản lý, điều hành các lĩnh vực ở địa phương.

Một phần của tài liệu Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt Nam (Trang 100 - 102)