Tăng cƣờng trách nhiệm cá nhân của những ngƣời đứng đầu các cơ quan hành pháp

Một phần của tài liệu Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt Nam (Trang 106 - 110)

- Công cuộc hoàn thiện bộ máy nhà nước của nước ta hiện nay vẫn tiếp tục đặt ra nhu cầu nhận thức và vận dụng đúng đắn nguyên tắc tập quyền

3.3.3.Tăng cƣờng trách nhiệm cá nhân của những ngƣời đứng đầu các cơ quan hành pháp

đầu các cơ quan hành pháp

Trong cơ chế chịu trách nhiệm hiện nay có nhiều điểm mới phù hợp với yêu cầu đề cao tính độc lập của Chính phủ và tăng cường vai trò của Thủ tướng Chính phủ trong hoạt động quản lý điều hành. Sự quyết đoán, dám chịu trách nhiệm của hành pháp và người đứng đầu hành pháp được quy định rõ hơn, và nâng lên một bước. Hiến pháp năm 1980 không có điều khoản quy

định riêng sự chịu trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng trước Quốc hội, với chế độ tập thể, cả Hội đồng Bộ trưởng, mà không phải là cá nhân Hội đồng Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội.

Cần tăng cường hơn nữa vai trò của Thủ tướng Chính phủ với tư cách là người đứng đầu Chính phủ. Người đứng đầu Chính phủ có vai trò rất quan trọng trong việc lãnh đạo, điều hành các hoạt động chung của Chính phủ, điều phối các chức năng của các thành viên Chính phủ thông qua hệ thống thể chế; kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách; giải quyết vấn đề quan trọng liên ngành, các vấn đề có ý kiến khác nhau giữa các Bộ.

Một Chính phủ mạnh còn là một Chính phủ tập trung quyền lực vào người đứng đầu. Hành pháp là nơi cần hành động hơn là luận bàn, nơi cần sự ứng phó nhanh và mau lẹ, đúng lúc, quả quyết với những diễn biến phức tạp, đa dạng, nhanh chóng, thường xuyên và liên tục của đối tượng quản lý, của những nhiệm vụ mới phát sinh đòi hỏi phải giải quyết gấp rút. Đây là nơi đòi hỏi phải có trách nhiệm cá nhân rõ ràng và chế độ thủ trưởng phù hợp với yêu cầu này [47, tr.41- 42]

Phương hướng tăng cường vai trò của Thủ tướng Chính phủ đã được xác định từ Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 8 khóa VII: "Thủ tướng tập trung vào việc chỉ đạo, phối hợp công việc giữa các Bộ, giải quyết các vấn đề vượt quá thẩm quyền của Bộ trưởng và trực tiếp nắm các vấn đề lớn như lập quy, kế hoạch, ngân sách, tổ chức và nhân sự hành chính cấp cao". Trong giai đoạn hiện nay cần tăng cường hơn nữa vai trò của Thủ tướng Chính phủ trong việc đình chỉ thi hành hoặc bãi bỏ các văn bản của Bộ trưởng, các thành viên của Chính phủ, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên; phê chuẩn việc bầu cử Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; miễn nhiệm, điều động, cách chức Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân

dân cấp tỉnh; phê chuẩn việc bãi nhiệm, miễn nhiệm các thành viên khác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Mặc dù nhận thức của chúng ta đã có những chuyển biến nhất định trong việc xác định chế độ thủ trưởng và sự chịu trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu và các thành viên khác của Chính phủ. Hiến pháp năm 1992 cũng đã có những quy định nhất định về vấn đề này. Tuy nhiên, so với các nước phát triển, thì tính quyết đoán và tính chịu trách nhiệm của Thủ tướng - người đứng đầu hành pháp của Việt Nam hạn chế hơn rất nhiều. Điều này làm cho trách nhiệm của người đứng đầu hành pháp, cũng như người đứng đầu một ngành hoặc một lĩnh vực trong phạm vi cả nước bị giảm bớt mà đáng lẽ ra họ phải là người chịu trách nhiệm. Vì vậy, để tăng cường hơn nữa trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ thì phải trao cho Thủ tướng Chính phủ quyền lựa chọn các thành viên của Chính phủ, và khi người đứng đầu bị thay đổi thì thường kéo theo sự giải tán cả Chính phủ để người kế nhiệm mới có khả năng lựa chọn êkíp mới. Điều này các nước trên thế giới đã áp dụng rất nhiều. Trường hợp Quốc hội đặt vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm dẫn đến miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với Thủ tướng đã tương đối rõ. Đối với Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thì theo pháp luật, phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ (Điều 117 Hiến pháp năm 1992). Trong trường hợp chịu trách nhiệm trước Quốc hội thì cần quy định cụ thể trường hợp nào thì Quốc hội sẽ tự nêu vấn đề miễn nhiệm, khi nào thì do Thủ tướng đề nghị.

Cơ chế chịu trách nhiệm của các thành viên khác của Chính phủ trước Thủ tướng Chính phủ cũng cần phải được xác định cụ thể. Khi đã quy định các thành viên Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ thì phải quy định cho Thủ tướng quyền đình chỉ chức vụ, cho từ chức đối với các thành viên đó, cử người khác tạm thay và trình Quốc hội phê chuẩn. "Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ phải chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực, ngành mình phụ trách trong phạm vi cả nước…" (Điều 116). Vấn đề trách nhiệm của các Bộ trưởng hiện nay của Việt Nam vẫn còn rất nhiều vấn

đề cần phải bàn. Hiện nay, khi có vấn đề gì xảy ra các Bộ trưởng thường ỷ lại và đổ thừa cho cơ chế, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Trên thế giới chế độ thủ trưởng trong các cơ quan hành pháp ngày càng được áp dụng mạnh mẽ, và khi không có khả năng chịu trách nhiệm thì phải từ chức. Còn ở nước ta, trách nhiệm từ chức không phổ biến, cung cách làm việc của Chính phủ còn nặng nề chế độ tập thể lãnh đạo. Chế độ dân chủ khác chế độ không dân chủ ở chỗ các vị Bộ trưởng và những người đứng đầu phải chịu trách nhiệm, Bộ trưởng có trách nhiệm là phải từ bỏ vị trí đang đảm nhận khi lĩnh vực mà họ phụ trách không đạt hiệu quả hoặc xuống cấp, tránh tình trạng không làm được ở Bộ này lại điều chuyển sang làm việc ở Bộ khác. Việc bỏ phiếu bất tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu ra hoặc phê chuẩn cũng là một trong những biện pháp tăng cường trách nhiệm của các Bộ trưởng ở nước ta trong việc tạo ra các chính sách mới cho sự phát triển của ngành, lĩnh vực phải phụ trách. Đối với Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước chưa được điều chuyển thì cần phải hạn chế những thẩm quyền dẫn đến trách nhiệm về quản lý nhà nước hoặc phải quy định trách nhiệm của những người này trước Quốc hội.

Đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Pháp luật quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công công tác cho Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Ủy ban nhân dân, người được phân công phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Quy định này nhằm đề cao vai trò thủ trưởng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Nhưng trên thực tế việc này thường do Ủy ban nhân dân thực hiện. Vì vậy cần quán triệt và thực hiện quy định này, nhằm đề cao trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng với những người được phân công về quyết định cá nhân của mình. Hình thức trách nhiệm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân được quy định tương đối cụ thể. Đó là hình thức bị Hội đồng nhân dân bãi nhiệm, miễn nhiệm và bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp (đối với cấp tỉnh là Thủ tướng) đình chỉ công tác, miễn nhiệm, cách chức.

Cũng giống như Chính phủ, pháp luật hiện hành cũng không quy định về vấn đề khi người đứng đầu là Chủ tịch Ủy ban nhân dân bị xử lý các hình thức trách nhiệm có kéo theo sự thay đổi cơ cấu của Ủy ban nhân dân hay không. Các thành viên của Ủy ban nhân dân là những người cùng Chủ tịch Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân…Vì vậy khi thay đổi Chủ tịch Ủy ban nhân dân thì cũng cần có sự thay đổi nhất định trong cơ cấu thành viên của Ủy ban nhân dân. Cũng cần phải nghiên cứu lại cơ cấu trách nhiệm của cá nhân mỗi thành viên Ủy ban nhân dân, cho phép Chủ tịch Ủy ban nhân dân được quyền đề nghị Hội đồng nhân dân miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với các thành viên này giống như trách nhiệm của các Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng trước Thủ tướng.

Một phần của tài liệu Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt Nam (Trang 106 - 110)