Tính chấp hành (tính thi hành pháp luật)

Một phần của tài liệu Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt Nam (Trang 38 - 39)

Quyền hành pháp hàm chứa trong nó tính chất chấp hành, tức là tính thi hành pháp luật, là khả năng làm cho pháp luật được thực hiện trên thực tế bằng sức mạnh của nhà nước, hay nói một cách khác là khả năng đưa pháp luật vào đời sống. Với tính chất là cơ quan chấp hành của Quốc hội như Hiến pháp năm 1992 sửa đổi đã quy định, Chính phủ là chủ thể cơ bản nắm quyền

hành pháp ở trung ương. Chính phủ có trách nhiệm đưa pháp luật vào đời sống xã hội và đảm bảo cho mọi chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước được thực hiện, và được tuân thủ một cách nghiêm minh. Chính phủ Việt Nam trong quá trình chấp hành Hiến pháp, pháp luật của Quốc hội, chỉ có nhiệm vụ thực thi đúng và đầy đủ mà không có quyền " phủ quyết" như ở một số nước tư bản. Không có tính chất chấp hành của Chính phủ - chủ thể nắm quyền hành pháp chủ yếu ở trung ương thì các văn bản pháp luật của nhà nước không thể thực hiện được. Để thực hiện tốt tính chất chấp hành, phát huy hiệu quả trong việc thi hành pháp luật của nhà nước thì nó cần sự hỗ trợ rất mạnh mẽ của tính hành chính. Hai tính chất này phối hợp với nhau cùng thực hiện quyền hành pháp sẽ giúp cho quyền hành pháp được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Với các nhà nước tổ chức theo nguyên tắc phân quyền, quyền hành pháp không phải bao giờ cũng mang tính chấp hành đối với quyền lập pháp. Đối với những nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập trung quyền lực thì cách thức dùng quyền lực ngăn cản quyền lực không được sử dụng mà thay vào đó quyền lập pháp là quyền cao nhất, vì trên lý thuyết là quyền chiếm ưu thế so với quyền hành pháp. Tuy nhiên quyền hành pháp có tính độc lập tương đối trong lĩnh vực hoạt động của mình, quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp không ngăn cản nhau trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước, mà có sự phân công, phối hợp chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau để cùng thực hiện nhiệm vụ. Như vậy, dù nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền hay tập trung quyền lực thì quyền hành pháp cũng có tính độc lập tương đối trong mối quan hệ với các nhánh còn lại của quyền lực nhà nước.

Một phần của tài liệu Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt Nam (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)