Các cơ quan hành pháp ở địa phƣơng

Một phần của tài liệu Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt Nam (Trang 76 - 77)

Cơ quan chính quyền địa phương được Hiến pháp năm 1992 và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 1994 và năm 2003 xác định vẫn gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ở tất cả các cấp đơn vị hành chính giống như quy định tại Hiến pháp năm 1980. Theo đó Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương; Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Hội đồng nhân dân bầu ra. Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và trước chính quyền nhà nước cấp trên. Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân có vai trò rất lớn trong việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên cũng như xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương… Điều 120 Hiến pháp năm 1992 quy định: "Căn cứ vào Hiến pháp, Luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, Hội đồng nhân dân ra nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách; về quốc phòng, an ninh ở địa phương;

về biện pháp ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho, làm tròn nghĩa vụ đối với cả nước". Đây là một chức năng quan trọng của Hội đồng nhân dân. Vị trí pháp lý và nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân các cấp được xác định rất rõ trong Hiến pháp, Ủy ban nhân dân là cơ quan trực tiếp thực thi nhiệm vụ đưa Hiến pháp và pháp luật vào đời sống trong địa bàn mình quản lý.

Một phần của tài liệu Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt Nam (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)