- Công cuộc hoàn thiện bộ máy nhà nước của nước ta hiện nay vẫn tiếp tục đặt ra nhu cầu nhận thức và vận dụng đúng đắn nguyên tắc tập quyền
3.3.5. Tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ trong các cơ quan hành pháp
hành pháp
Để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, năng lực, tận tụy với nhân dân, trung thành với nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đội ngũ cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay có số lượng quá lớn. Hàng năm chúng ta vẫn luôn thực hiện mục tiêu giảm biên chế, nhưng số lượng biên chế không hề giảm mà ngày càng gia tăng. Số lượng cán bộ, công chức hành chính rất đông, nhưng chất lượng lại không cao. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức chưa ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụ, còn thiếu tri thức và năng lực quản lý nền kinh tế thị trường, về luật pháp, về kỹ năng hành chính, về khoa học kỹ thuật hiện đại. Hoạt động của bộ máy công chức có ý nghĩa quyết định đến kết quả bộ máy nhà nước. Kết quả hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung càng ngày càng phụ thuộc một cách trực tiếp vào hoạt động của bộ máy hành chính. Vì vậy vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức có ý nghĩa rất lớn đến hiệu quả của việc thực hiện các chính sách pháp luật. Họ là đội ngũ cơ bản làm cho chính sách được thực hiện một cách hiệu quả, cũng như làm cho chính sách tốt không được thi hành, hoặc gợi ý cho người đứng đầu bộ máy xây dựng những chính sách không có lợi cho nhân dân. Trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay:
Vấn đề có tính then chốt trong tổ chức bộ máy nhà nước của Nhà nước pháp quyền là yếu tố con người - nhân viên bộ máy nhà nước. Để thực thi quyền lực nhà nước đã được phân công và hạn chế bởi luật pháp, nhà nước pháp quyền yêu cầu phải có đội ngũ
công chức có trình độ và năng lực chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp [32, tr 50-51].
Nếu chúng ta không có chủ trương thu hút, xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi, thì trong tương lai nền hành chính sẽ phải chịu những thất bại nhất định trong công tác quản lý nhà nước. Hiện nay, có một bộ phận công chức sa sút, thoái hóa về phẩm chất chính trị và đạo đức, quan liêu, tham nhũng, hách dịch, cửa quyền, gây nhũng nhiễu, phiền hà cho nhân dân, bòn rút của công.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đã được Đảng và Nhà nước quan tâm từ rất sớm. Ngay trong những năm đầu tiên của chính quyền cách mạng, để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức "vừa hồng vừa chuyên" Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: Phải tăng cường pháp luật đi đôi với giáo dục đạo đức cách mạng, phát huy tinh thần phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc. Đảng và Nhà nước đang đẩy mạnh cải cách hành chính cùng với xây dựng chỉnh đốn Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức đáp ứng yêu cầu thời kỳ đổi mới. Xây dựng đạo đức cách mạng phải đi đôi với chống tham ô, lãng phí, quan liêu, đây là cuộc cách mạng nội bộ, cuộc đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái mới và cái cũ. Đòi hỏi phải đồng tâm nhất trí, huy động được sự tham gia của nhân dân. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "dân chúng đồng lòng thì việc gì cũng làm được, dân chúng không ủng hộ thì việc gì làm cũng không nên". Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đang là một vấn đề cấp bách cần được giải quyết. Trong nhiều năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản về công vụ, công chức như: Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998, và sửa đổi bổ sung năm 2003; Nghị định số 95/CP ngày 17/11/1998 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị định số 96/CP ngày 17/11/1998 về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức; và một loạt các văn bản mới được ban hành để thay thế các Nghị định trên như Nghị định số 115/2003/NĐ-CP, Nghị định số 116/2003/ NĐ-CP; Nghị định số 117/2003/NĐ-CP và Nghị định mới số 114/2003/NĐ-CP về cán
bộ, công chức xã, phường, thị trấn…Những văn bản này bước đầu góp phần xây dựng, củng cố chế độ công chức về mặt pháp lý. Trong thời gian tiếp theo, cần tiếp tục đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với từng loại công chức giúp công chức có khả năng nắm vững các kiến thức chính trị, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, kiến thức hành chính, pháp luật, ngoại ngữ, tin học…đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa, hội nhập quốc tế... Phải xây dựng đội ngũ cán bộ công chức nhà nước ổn định, chuyên nghiệp, có đủ phẩm chất, năng lực thực thi công vụ, trong sạch, thực sự là "công bộc của nhân dân".