Thực hiện công khai, minh bạch trong bộ máy nhà nƣớc, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt Nam (Trang 110 - 112)

- Công cuộc hoàn thiện bộ máy nhà nước của nước ta hiện nay vẫn tiếp tục đặt ra nhu cầu nhận thức và vận dụng đúng đắn nguyên tắc tập quyền

3.3.4. Thực hiện công khai, minh bạch trong bộ máy nhà nƣớc, chống tham nhũng

chống tham nhũng

Sự minh bạch là một trong những biện pháp bảo đảm trách nhiệm của nhà nước. Bản chất của nhà nước luôn luôn chứa đựng sự lạm dụng quyền lực. Trong công tác quản lý, để quy kết được trách nhiệm của nhà nước, thì phải có bộ máy chính quyền hoạt động công khai, nhân dân có thể theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. Sự minh bạch trong tổ chức và hoạt động của hành pháp là một trong những đòi hỏi rất quan trọng của nhà nước pháp quyền. Nhà nước chịu trách nhiệm là nhà nước mà ở đó cho phép mọi chủ thể, mọi công dân trong nhà nước đó theo dõi được sự chịu trách nhiệm của nhà nước. Sự minh bạch của hành pháp được củng cố khi nó đáp ứng được các yêu cầu cung cấp thông tin về hoạt động của mình một cách công khai và rõ ràng. Công khai có nghĩa là mọi hoạt động của chủ thể phải được công bố, phổ biến, đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng, khi muốn người dân có thể tiếp cận các quyết định của nhà nước một cách dễ dàng. Đồng thời, cả quá trình ban hành ra các văn bản, các quyết định cũng cần phải công khai. Sự minh bạch có nghĩa là vừa phải công khai, vừa phải rõ

ràng, đơn giản, dễ hiểu không khuất tất, rắc rối, không gây khó khăn, phiền hà cho người dân. Ở nước ta, từ trước tới nay người dân vẫn quen sống với môi trường bí mật, không công khai của nhà nước. Thực hiện việc công khai, minh bạch đối với tổ chức và hoạt động của hành pháp nước ta hiện nay là một vấn đề rất quan trọng, khi mà từ trước tới nay bộ máy hành pháp rất cồng kềnh, nhiều tầng nấc, thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, hoạt động thiếu công khai, minh bạch, hoạt động hành chính công truyền thống thường được thực hiện một cách bí mật, gây khó khăn cho người dân trong việc theo dõi hoạt động của các cơ quan này.

Vì vậy, cần thiết phải xây dựng và thiết lập một mạng lưới thông tin hiện đại để người dân có thể dễ dàng tiếp cận đến tổ chức và hoat động của các cơ quan hành pháp; tăng cường hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội với các quan chức hành chính về những vấn đề mà họ thực hiện trong quá trình quản lý những lĩnh vực được phân công; tiếp tục tăng cường nguyên tắc tự do báo chí, vì báo chí có một vai trò rất quan trọng trong việc truyền bá các thông tin.

Để bộ máy hành pháp trở nên trong sạch, hoạt động công khai, hiệu quả thì vấn đề chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy hành pháp cũng cần được quan tâm đặc biệt. Tệ nạn quan liêu, tham nhũng tồn tại hầu như trong mọi chế độ nhà nước, làm suy yếu nền kinh tế, làm tổn hại đến những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới quan liêu, tham nhũng đã được xem như là vấn đề quốc nạn. Tham nhũng tồn tại ở tất cả các cơ quan nhà nước, và đặc biệt là ở bộ máy hành pháp. Đảng và Nhà nước ta luôn thể hiện sự quan tâm đến công tác phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Có nhiều văn bản pháp luật quy định về vấn đề này, tuy nhiên vấn đề này hiện nay hầu như vẫn không có những chuyển biến tích cực, thậm chí ngày càng gia tăng với những vụ tham nhũng của nhiều cán bộ nắm giữ những cương vị quan trọng nhưng chưa có những biện pháp hữu hiệu để

giảm bớt tệ nạn này. Tham nhũng như là một căn bệnh, cần phải có biện pháp chữa trị kịp thời. Sự minh bạch có vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu tham nhũng, đặc biệt là sự công khai, minh bạch đối với các khoản chi, tiêu của các công chức, làm cho bộ máy nhà nước vận hành tốt hơn.

Một phần của tài liệu Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt Nam (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)