TA HIỆN NAY
Qua thời gian khá dài thực hiện công cuộc đổi mới, xã hội Việt Nam đã có những biến đổi sâu sắc. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang tác động mạnh mẽ vào đời sống kinh tế - văn hóa, xã hội nước ta. Những chuyển biến tích cực của nền kinh tế là minh chứng cho sự đúng đắn và hợp lý của công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Bước sang mô hình kinh tế mới với các đòi hỏi của sự phát triển và những nhu cầu hội nhập đã đặt chúng ta trước những thách thức mới cần phải tiếp tục đổi mới nhằm đáp ứng những nhu cầu, đòi hỏi khách quan của thực tế xã hội. Công cuộc cải cách bộ máy nhà nước vẫn tiếp tục được tiến hành khẩn trương, sâu rộng. Qua quá trình cải cách bộ máy nhà nước đã được hoàn thiện thêm một bước. Tuy nhiên, báo cáo kiểm điểm nửa đầu nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ 9 của Đảng chỉ rõ: "Hiệu quả hoạt động của Quốc hội trên một số mặt, nhất là trong việc thực hiện chức năng giám sát tối cao còn hạn chế. Một số vấn đề về tổ chức Hội đồng nhân dân vẫn chưa được làm rõ và chưa có định hướng đổi mới một cách căn bản, lâu dài…cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu…" [15]. Bộ máy hành pháp hoạt động chưa thực sự hiệu quả và chưa hoàn toàn thoát khỏi cơ chế quản lý mang tính chất của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, còn nặng về thủ tục hành chính. Công tác đấu tranh phòng chống tệ quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước nói chung và bộ máy hành pháp nói riêng chưa được quan tâm đúng mức. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra:
Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội… Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng hệ thống cơ quan hành pháp thống nhất, hiện đại,…xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người…, tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, phân định lại thẩm quyền đối với chính quyền ở nông thôn, đô thị, hải đảo [16, tr. 126-127]. Một trong những yêu cầu cấp bách đặt ra là phải có cách nhìn nhận tích cực hơn, năng động hơn, sáng tạo hơn trong việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, đặc biệt là quyền hành pháp. Tiếp tục cải cách nền hành chính nhà nước như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã nêu:
Xây dựng một nền hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hóa. Điều chỉnh chức năng và cải tiến phương thức hoạt động của Chính phủ theo hướng thống nhất quản lý vĩ mô để thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong cả nước bằng hệ thống pháp luật, chính sách hoàn chỉnh, đồng bộ. Định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực trên phạm vi toàn quốc, cung cấp dịch vụ công [15, tr. 133].
Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của hành pháp trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền cần đáp ứng các điều kiện sau:
Ý thức được vị trí, vai trò của quyền hành pháp trong cơ cấu quyền lực nhà nước, Đảng ta đã xác định: "trọng tâm cải cách bộ máy nhà nước là nhằm vào hệ thống hành chính". Theo đó cần quán triệt đầy đủ những quan điểm sau: