Tính hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt Nam (Trang 39)

Hành chính vừa có nghĩa là quản lý, điều hành vừa có nghĩa là phục vụ, hỗ trợ. Theo nghĩa Hán Việt thì hành chính là "thi hành chính sự", nghĩa là thực hiện công việc cai trị, điều hành theo chính sách. Hành chính nói một

cách ngắn gọn nhất đó là hoạt động quản lý, điều hành và phục vụ trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội trong đó hành chính công (hành chính nhà nước) giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Muốn quyền hành pháp thực hiện một cách có hiệu quả thì không thể bỏ qua những hoạt động hành chính. "Quyền hành chính có những đặc trưng rất cơ bản. Đó là quyền hành động mạnh mẽ, rộng khắp và luôn đòi hỏi phải có phương thức tổ chức và triển khai đặc thù để đáp ứng các yêu cầu giải quyết các nhiệm vụ thường xuyên, nhạy cảm một cách nhanh chóng, linh hoạt và quyết đoán. Vì vây, hệ thống tổ chức hành chính bao giờ cũng là cơ cấu lớn nhất của bộ máy nhà nước và xét trên phương diện thực tiễn thì bộ máy nhà nước bao giờ cũng được biểu hiện rõ nét ở bộ máy hành chính" [44, tr 45]. Quyền hành chính là một khái niệm cụ thể, phản ánh hệ thống quyền lực thống nhất từ trung ương đến địa phương (cơ quan hành chính các cấp), quyền hành chính được đảm bảo thực hiện một cách rộng khắp, trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Quyền hành pháp và quyền hành chính tuy không phải là một và giữa chúng có những khác biệt nhất định, nhưng sự khác biệt đó chỉ trên lý thuyết, còn trên thực tế thì chúng có quan hệ mật thiết và bổ sung cho nhau. Và trên thực tế việc thực hiện các lĩnh vực thuộc quyền hành pháp và hành chính rất khó phân biệt. Việc đưa quyền hành chính vào trong nội dung của quyền hành pháp nhằm đáp ứng được yêu cầu đảm bảo ý nghĩa của thuật ngữ quyền hành pháp theo nghĩa hiện đại như ngày nay. Nền hành chính nhà nước là hình thức thể hiện bên ngoài của quyền hành pháp trong mối tương quan với quyền lập pháp và tư pháp. Để thực hiện quyền thi hành pháp luật đòi hỏi phải có sự hỗ trợ cực kỳ đắc lực của các hoạt động thuộc quyền hành chính, đồng thời các lĩnh vực hoạt động của quyền hành chính mặc dù mang tính chủ động, sáng tạo, nhanh nhạy nhưng vẫn phải hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật.

Khái niệm quyền hành pháp có quan hệ hữu cơ với quyền hành chính. Hành chính là khái niệm rất rộng bao gồm toàn bộ hoạt động quản lý, điều hành và phục vụ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. "Quyền hành

chính có những nét đặc thù rất cơ bản, đó là quyền lực hành động, mạnh mẽ, rộng khắp và luôn đòi hỏi phải có phương thức tổ chức và triển khai đặc thù để đáp ứng các yêu cầu, giải quyết các nhiệm vụ thường xuyên, nhạy cảm một cách nhanh chóng, linh hoạt và quyết đoán" [44, tr.45].

Quyền hành chính là khái niệm cụ thể hơn, nó phản ánh một hệ thống thống nhất các cơ quan từ trung ương đến địa phương. Chủ thể của nó là toàn bộ các cơ quan hành chính các cấp, có tính chất là quản lý, điều hành. Tuy nhiên, hai khái niệm này có quan hệ mật thiết với nhau, xâm nhập, bổ sung lẫn nhau, sự phân biệt rành mạch giữa hai khái niệm này chỉ có thể tiến hành về phương diện lý thuyết, còn trong thực tế tổ chức và thực thi quyền lực thì rất khó có thể thực hiện được. Vì vậy, việc dùng hai khái niệm điều hành quyền hành pháp và quyền hành chính là tuỳ thuộc vào yêu cầu cụ thể của thực tiễn đặt ra. Để có thể dung hợp trong đó nội dung thi hành pháp luật, lập quy, quản lý, điều hành và phục vụ cần thiết phải mở rộng nội dung khái niệm quyền hành pháp thành khái niệm thi hành pháp luật và hành chính [44, tr 46].

Một phần của tài liệu Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt Nam (Trang 39)