Nâng cao việc tuyên truyền pháp luật về vai trò của hòa giải trong đời sống xã hội, phát huy dân chủ ở cơ sở

Một phần của tài liệu Pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở và phương hướng hoàn thiện (Trang 96 - 97)

trong đời sống xã hội, phát huy dân chủ ở cơ sở

Thực tiễn đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của hòa giải trong đời sống xã hội, truyền thống đoàn kết, "thương người như thể thương thân"; "lá lành đùm lá rách",... tồn tại từ lâu trong nhân dân ta, hoạt động hòa giải đã góp phần giữ gìn truyền thống đoàn kết trong cộng đồng, tiết kiệm được kinh phí, thời gian, công sức của các đương sự, cơ quan nhà nước; khắc phục tình trạng khiếu kiện và bất đồng trong nhân dân, tạo dựng lòng tin, thúc đẩy quan hệ xã hội phát triển. Đồng thời, hòa giải còn góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân.

Để công tác hòa giải ngày một phát triển, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn đặt ra, cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của hòa giải trong đời

sống xã hội. Hòa giải không chỉ là một biện pháp giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp mà còn là một hình thức phát huy dân chủ ở cơ sở. Chỉ thị số 30/CT ngày 18 tháng 02 năm 1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện dân chủ ở cơ sở đã chỉ rõ: "Mở rộng các hình thức tự quản của nhân dân, công nhân, cán bộ, công chức tự bàn bạc và thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật những công việc mang tính xã hội hóa, có sự hỗ trợ của chính quyền, cơ quan, đơn vị như xây dựng quy ước, hương ước, làng văn hóa, xây dựng Tổ hòa giải…" [4].

Trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay, hòa giải là một hình thức phát huy dân chủ ở cơ sở. Thông qua hoạt động của Tổ hòa giải, nhân dân trực tiếp tham gia vào việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng dân cư, góp phần vào việc dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu Pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở và phương hướng hoàn thiện (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)