phải đáp ứng được yêu cầu củng cố trật tự xã hội, giáo dục đạo đức kết hợp giáo dục pháp luật và những quy ước tiến bộ của cộng đồng
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bên cạnh việc củng cố trật tự pháp luật, việc duy trì và củng cố những giá trị đạo đức truyền thống có ý nghĩa rất lớn đối với việc giáo dục con người toàn diện. Những giá trị đạo đức được thể hiện qua hoạt động hòa giải ở cơ sở không những không mất đi mà được vun đắp thêm, làm giàu thêm, góp phần lành mạnh hóa đời sống của cộng đồng. Có thể thấy hòa giải ở cơ sở là một trong những "kênh" có hiệu quả thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, kết hợp giáo dục đạo đức và pháp luật. Nhu cầu này đòi hỏi tiếp tục tăng cường công tác hòa giải. Thông qua hòa giải để ngăn chặn các vi phạm pháp luật vận động theo chiều hướng xấu; thông qua hòa giải mà người dân hiểu sâu sắc hơn đạo lý truyền thống, những giá trị nhân văn của cộng đồng, của dân tộc; hiểu biết pháp luật cặn kẽ hơn, tạo dần cho họ thói quen chấp hành pháp luật và tôn trọng lẽ phải. Từ đó phát huy được sức mạnh của cộng đồng trong duy trì trật tự pháp luật, đạo đức thông qua hòa giải ở cơ sở như Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 9 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân đã chỉ rõ.