Tiếp tục bảo đảm cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động hòa giả

Một phần của tài liệu Pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở và phương hướng hoàn thiện (Trang 93 - 95)

dung quản lý nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở theo hướng Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở địa phương. Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, cán bộ tư pháp (Ban Tư pháp cấp xã) có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở địa phương.

- Về xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp: Luật về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở cần quy định các nội dung như: hành vi vi phạm, thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm, các vấn đề liên quan đến thẩm quyền, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết tranh chấp về hòa giải ở cơ sở.

Giải pháp trước khi ban hành Luật về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, Bộ Tư pháp cần kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về việc tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở trên phạm vi toàn quốc nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác hòa giải ở cơ sở trong tình hình hiện nay.

Cùng với việc xây dựng Luật về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Đất đai và các văn bản liên quan khác theo hướng giữ nguyên tính chất của Tổ hòa giải ở cơ sở là một tổ chức xã hội tự nguyện của nhân dân, không hành chính hóa hoạt động của các Tổ hòa giải và hòa giải viên.

3.2.2. Tiếp tục bảo đảm cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động hòa giải giải

Công tác hòa giải là công việc vốn dĩ đòi hỏi người hòa giải phải có lòng nhiệt huyết, tận tâm với công việc, đem sự nhiệt tình, cái tâm để giải quyết những việc của người khác không liên quan đến mình. Nếu không có lòng nhiệt tình, tận tâm, người hòa giải sẽ không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình một cách có hiệu quả. Hòa giải mang lại hiệu quả rất lớn trong việc giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn nhỏ trong nội bộ nhân dân, góp phần củng cố tình đoàn kết, thân ái trong nhân dân. Điều đó cũng có nghĩa, để có được những kết quả tích cực đó, hòa giải viên phải dùng những lời lẽ tình cảm chân thành, đạo lý để khuyên nhủ các bên tranh chấp, mặt khác phải giải thích, phân tích những quy định của pháp luật để cho các bên tranh chấp hiểu được việc làm sai trái của mình. Họ phải mất rất nhiều công sức, thời gian, thậm chí có khi nguy hiểm đến sức khỏe, danh dự của người hòa giải. Tuy nhiên, tạo cơ sở vật chất ở đây không có nghĩa là tăng mức trả thù lao cho hòa giải viên mà là trang bị ở mức tối thiểu những điều kiện làm việc và sinh hoạt của Tổ hòa giải và các tổ viên.

Do đó, Bộ Tư pháp cần phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 05 tháng 8 năm 2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng như: quy định rõ mức chi cho hòa giải thành, hòa giải không thành. Ngoài ra, Nhà nước nên có quy định về chế độ kinh phí bồi dưỡng hoạt động hòa giải và chế độ rủi ro (nếu có)...để động viên những người làm công tác hòa giải ở cơ sở phấn khởi, gắn bó với công việc hơn. Tại khóa tập huấn về công tác hòa giải ở cơ sở diễn ra trong hai ngày 17 - 19 tháng 01 năm 2007 tại Hà Nội, Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp đã nhận định rằng: "Giữ người hòa giải như giữ lửa". Nhà nước cần có sự quan tâm, có những chính sách hỗ trợ về kinh phí cho hoạt động hòa giải.

Một phần của tài liệu Pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở và phương hướng hoàn thiện (Trang 93 - 95)