Nội dung quản lý nhà nước về công tác hòa giả

Một phần của tài liệu Pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở và phương hướng hoàn thiện (Trang 55)

Hòa giải ở cơ sở là một đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Đây là một hoạt động mang tính xã hội tự nguyện, tự quản. Bên cạnh việc giải quyết các tranh chấp, xung đột, mâu thuẫn trong nhân dân, góp phần hạn chế các tranh chấp dân sự và phòng ngừa tội phạm, hòa giải ở cơ sở còn giúp hàn gắn tình nghĩa trong gia đình, củng cố khối đại đoàn kết trong cộng đồng dân cư, phát huy truyền thống đạo đức và các phong tục tập quán tốt đẹp trong nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo tiền đề, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, góp phần mở rộng dân chủ ở cơ

không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở cũng chính là góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội của Nhà nước - một nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Do đó, để phát huy tốt nhất hiệu quả đối với đời sống xã hội, hòa giải ở cơ sở cần phải được sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, tạo điều kiện từ phía Nhà nước.

Quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở được hiểu là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm tạo ra các điều kiện để công nhận, xác lập, duy trì, ổn định và phát triển tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở, bảo đảm cho hoạt động hòa giải ở cơ sở đạt hiệu quả, vừa tuân theo các quy định pháp luật vừa giữ gìn và không ngừng củng cố đoàn kết, tình cảm tốt đẹp trong cộng đồng dân cư.

Theo quy định tại Điều 6 Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, nội dung quản lý nhà nước về công tác hòa giải bao gồm:

- Ban hành văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động hòa giải; - Hướng dẫn việc tổ chức và hoạt động hòa giải;

- Tổ chức bồi dưỡng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao nghiệp vụ hòa giải cho người làm công tác hòa giải;

- Sơ kết, tổng kết công tác hòa giải.

Thực hiện nhiệm vụ này, trong những năm qua, Bộ Tư pháp và các cơ quan tư pháp địa phương đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, đưa quản lý công tác hòa giải đi vào nề nếp. Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tư pháp, các Sở Tư pháp đã có kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của các Tổ hòa giải. Mặc dù còn nhiều khó khăn, kinh phí còn hạn chế, số lượng tổ viên Tổ hòa giải lớn, nhưng việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ hòa giải để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ hòa giải đã được nhiều địa phương quan tâm, chú trọng. Theo số liệu khảo sát của

nhóm chuyên gia thực hiện Dự án điều tra nghiên cứu đánh giá năng lực của cán bộ tư pháp cấp tỉnh về quản lý, hướng dẫn công tác hòa giải ở cơ sở (Dự án VIE/02/015 - Hỗ trợ thực thi Chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010), 104 lãnh đạo Sở Tư pháp tham gia quản lý hòa giải ở các Sở Tư pháp trên toàn quốc khi được hỏi Sở Tư pháp tổ chức bồi dưỡng và hướng dẫn Phòng Tư pháp tổ chức bồi dưỡng về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao nghiệp vụ hòa giải cho người làm công tác hòa giải ở cơ sở được thực hiện như thế nào?, đã trả lời như sau: việc tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn, nâng cao nghiệp vụ hòa giải cho người làm công tác hòa giải được thực hiện định kỳ (thường xuyên) chiếm 98,4% trong đó định kỳ hàng tháng là 3,1%, hàng quý là 7,8%, 6 tháng là: 20,3% và hàng năm là 67,2%; không thường xuyên chiếm 18,8%; rất ít và chưa hướng dẫn chiếm 0%. Như vậy, phần lớn các tỉnh, thành phố trên phạm vi toàn quốc, cơ quan tư pháp, đội ngũ cán bộ tư pháp cấp tỉnh đã thường xuyên tổ chức hoặc hướng dẫn tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ tư pháp cấp huyện và những người làm công tác hòa giải ở địa phương chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao nghiệp vụ hòa giải [46, tr. 70; 72; 84].

Bộ Tư pháp cũng đã biên soạn các tài liệu, đề cương tuyên truyền văn bản pháp luật mới như Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Bộ luật Tố tụng dân sự và Bộ luật Tố tụng hình sự, sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ hòa giải và các tài liệu khác nhằm kịp thời cung cấp cho các Tổ hòa giải, giúp tổ viên Tổ hòa giải cập nhật được thông tin, nâng cao kiến thức pháp luật.

Việc tổ chức các Hội thi hòa giải viên giỏi trên phạm vi toàn quốc năm 2000 và 2005 (2 lần) đã dấy lên phong trào thi đua hòa giải sôi nổi trong cả nước. Thông qua Hội thi hòa giải viên giỏi toàn quốc từ cơ sở đến Trung ương đã giới thiệu được những kinh nghiệm hay, những hòa giải viên xuất

sắc, cũng như qua Hội thi, các cơ quan quản lý có điều kiện đánh giá thực trạng của công tác hòa giải, rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, khắc phục những mặt hạn chế, đẩy mạnh công tác hòa giải ở cơ sở.

Việc sơ kết, tổng kết công tác hòa giải được các địa phương tiến hành định kỳ, kịp thời rút kinh nghiệm từ những thành công và tồn tại để nâng cao hiệu quả của công tác này. Nhiều địa phương đã tổng kết 5 năm thực hiện Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, tổ chức Hội nghị giới thiệu những điển hình tiên tiến trong công tác hòa giải, phổ biến kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn trong quá trình hòa giải như: Lâm Đồng, Đồng Tháp, Bến Tre, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tây, Hải Dương, Quảng Bình...

Một phần của tài liệu Pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở và phương hướng hoàn thiện (Trang 55)