Hòa giải góp phần khôi phục, duy trì, củng cố sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân, giữ gìn trật tự, an toàn xã hộ

Một phần của tài liệu Pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở và phương hướng hoàn thiện (Trang 28 - 29)

trong nội bộ nhân dân, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội

Bởi lẽ hòa giải là một biện pháp giải quyết tranh chấp mà không có người được, người thua, mỗi bên đều chấp nhận nhượng bộ một phần quyền lợi của mình để đạt được thỏa thuận. Khác với trường hợp tranh chấp được giải quyết bằng một phán quyết mang tính bắt buộc, tức là khi mọi nỗ lực hòa

giải đều không thành, sẽ có bên thắng, bên thua, luôn có ít nhất một bên không hài lòng với phán quyết đó, thậm chí có khi cả hai bên đều không thỏa mãn. Vì thế sau vụ kiện, quan hệ giữa các bên khó có thể hàn gắn lại được như cũ. Thông qua hòa giải ở cơ sở, nhiều mâu thuẫn, xích mích, vi phạm pháp luật nhỏ được giải quyết kịp thời, không để cho chúng phát triển lên thành những vụ việc nghiêm trọng, tình làng nghĩa xóm được giữ gìn, củng cố. Hòa giải viên là những người sống gần gũi với người dân trong các thôn, xóm, ấp, bản, tổ dân phố..., nên họ có thể phát hiện sớm và nắm bắt kịp thời những mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ cụm dân cư của mình; hơn nữa, họ lại hiểu rõ hoàn cảnh của các bên tranh chấp, biết được nội tình vụ việc nên hòa giải có thuận lợi. Mặt khác, hòa giải thành là dựa trên sự tự nguyện của các bên, không do ai áp đặt, cưỡng ép nên các bên sẽ tự giác thực hiện cam kết của mình. Mâu thuẫn phát sinh được giải quyết tận gốc, không để bùng phát trở lại nên kết quả của hòa giải mang tính bền vững. Một khi đã xây dựng, củng cố được khối đoàn kết trong nội bộ nhân dân, ổn định trật tự xã hội thì việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội ở địa phương sẽ có nhiều thuận lợi.

Một phần của tài liệu Pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở và phương hướng hoàn thiện (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)