giải quyết dứt điểm
Trong thực tiễn tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở còn tồn tại nhiều hình thức của tổ chức hòa giải không thống nhất. Nhiều địa phương đã thành lập Tổ hòa giải ở hai cấp: cấp xã - "Ban hòa giải hoặc Hội đồng hòa giải" và Tổ hòa giải ở thôn, làng, bản, ấp, Tổ dân phố... trong khi Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở lại chỉ điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của Tổ hòa giải ở cơ sở, dẫn đến khó khăn, lúng túng trong áp dụng pháp luật về hòa giải.
Ở nhiều địa phương, cơ quan tư pháp, cán bộ tư pháp chưa thực sự phát huy vai trò đầu mối của mình trong phối hợp thực hiện công tác quản lý hoạt động hòa giải, chưa phát huy được sự tham gia tích cực của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể trong công tác hòa giải làm giảm hiệu quả và chất lượng công tác hòa giải.
Việc kiện toàn tổ chức và hoạt động hòa giải của Tổ hòa giải đến nay ở một số địa phương còn chậm, lúng túng, chưa thống nhất.
Việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ hòa giải ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Phần lớn tổ viên Tổ hòa giải chưa được bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ hòa giải thường xuyên, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người. Bên cạnh đó, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ hòa giải được biên soạn thống nhất còn ít chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế cho cán bộ hòa giải nói riêng và công tác hòa giải nói chung.