các bên tranh chấp phải tiến hành hòa giải
Như đã biết, hòa giải là quá trình giải quyết tranh chấp giữa các bên trong đó có sự tham gia của bên thứ ba - hòa giải viên giữ vai trò làm trung
dẫn, thuyết phục các bên, giúp họ tự nhận ra sai lầm, khuyết điểm của mình, động viên họ hiểu ra đúng sai, tự điều chỉnh hành vi của mình để đạt được sự thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Người hòa giải chỉ thuyết phục, hướng dẫn, giúp các bên giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng con đường hòa giải chứ không áp đặt, bắt buộc, áp đặt ý chí của mình buộc các bên phải tiến hành hòa giải nếu các bên không chấp nhận việc hòa giải.
Chủ thể của các tranh chấp, bất đồng, mâu thuẫn chính là chủ thể của hòa giải. Do đó, họ chứ không phải ai khác có toàn quyền quyết định cách thức, biện pháp giải quyết các tranh chấp, bất đồng, mâu thuẫn đó. Nếu họ không chấp nhận việc hòa giải thì tổ viên Tổ hòa giải hướng dẫn cho các bên làm thủ tục cần thiết để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Đối với tranh chấp phức tạp, mâu thuẫn giữa các bên gay gắt, có thể gây hậu quả ảnh hưởng đến an ninh, trật tự trong địa bàn dân cư, thì tổ viên Tổ hòa giải kịp thời báo cáo cho tổ trưởng Tổ hòa giải để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền có biện pháp giải quyết. Trong trường hợp việc thực hiện thỏa thuận có khó khăn, thì tổ viên Tổ hòa giải động viên, thuyết phục các bên thực hiện thỏa thuận và có thể đề nghị Trưởng thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố hoặc kiến nghị với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tạo điều kiện để các bên tự nguyện thực hiện thỏa thuận đã đạt được mà không áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành những thỏa thuận của họ. Mọi tác động đến ý chí của các bên như cưỡng ép, bắt buộc đều vi phạm nguyên tắc tôn trọng sự tự nguyện của các bên.