Những vụ, việc được tiến hành hòa giả

Một phần của tài liệu Pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở và phương hướng hoàn thiện (Trang 37 - 39)

Hòa giải được tiến hành đối với việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư, gồm:

a) Mâu thuẫn, xích mích giữa các thành viên trong gia đình do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn, xích mích giữa các cá nhân trong quan hệ xóm giềng như sử dụng lối đi qua nhà, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung....

b) Tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp phát sinh từ các quan hệ về tài sản, quan hệ hợp đồng dân sự, nghĩa vụ

Tổ hòa giải chỉ hòa giải các tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh từ quan hệ dân sự là tranh chấp nhỏ. Căn cứ để coi tranh chấp này là tranh chấp nhỏ không nhất thiết dựa vào giá trị tranh chấp. Có những trường hợp tuy giá trị tranh chấp tương đối lớn, nhưng vẫn có thể hòa giải được vì tình tiết sự việc đơn giản, rõ ràng, không đòi hỏi người giải quyết tranh chấp phải có kiến thức chuyên môn và trình độ pháp lý cao; mức độ mâu thuẫn không quá gay gắt, có thể thuyết phục được các bên tranh chấp thỏa thuận mà không trái với các nguyên tắc do pháp luật quy định.

c) Tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh từ quan hệ hôn nhân gia đình như: thực hiện quyền và nghĩa vụ vợ chồng; quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con; nhận nuôi con nuôi; ly hôn; yêu cầu cấp dưỡng.

Khi hòa giải những vụ việc này, tổ viên Tổ hòa giải không được xem xét giải quyết những vụ việc mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước như: chấm dứt nuôi con nuôi; truy nhận cha, mẹ cho con ngoài giá thú; phân xử việc ly hôn (cho ly hôn); ép buộc thực hiện các việc mà Luật Hôn nhân và gia đình cấm.

d) Những việc vi phạm pháp luật khác mà theo quy định của pháp luật chưa đến mức bị xử lý bằng biện pháp hình sự hoặc biện pháp hành chính.

Tranh chấp phát sinh từ vi phạm pháp luật mà theo quy định những vi phạm đó chưa đến mức bị xử lý bằng biện pháp hành chính như trộm cắp vặt, đánh chửi nhau gây mất trật tự công cộng, đánh nhau gây thương tích nhẹ, va quệt xe cộ gây thương tích nhẹ.

Như vậy, việc hòa giải được tiến hành đối với các tranh chấp phát sinh từ những vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật, những vi phạm đó chưa đến mức xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự. Đó là những vi phạm pháp luật nhỏ, nghĩa là vi phạm pháp luật thuộc loại này có thể có các yếu tố cấu thành tội phạm song chưa tới mức nguy hiểm cho xã

hội, hậu quả của hành vi gây ra là chưa đáng kể, ví dụ: hành vi ăn trộm con gà, buồng chuối… hay hành vi đánh nhau gây thương tích nhẹ…

Một phần của tài liệu Pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở và phương hướng hoàn thiện (Trang 37 - 39)