Hoàn thiện pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở phải đáp ứng yêu cầu đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước

Một phần của tài liệu Pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở và phương hướng hoàn thiện (Trang 82 - 84)

phải đáp ứng yêu cầu đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và phát huy dân chủ

Yêu cầu này đòi hỏi tăng tính chủ động, tích cực của nhân dân trong giải quyết các vấn đề xã hội. Hòa giải là hiện thân của tư tưởng "lấy dân làm gốc". Trong đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX và Đại hội X của Đảng thì sự

củng cố Nhà nước xã hội chủ nghĩa không thể thiếu vai trò tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của nhân dân. V.I. Lê nin đã từng nói: "Các công dân không loại trừ một ai, đều phải tham gia vào quản lý nhà nước và quản lý xã hội" [49, tr. 67-68]. Điều đó có nghĩa là, "quần chúng nhân dân, sau khi đã làm đầy đủ nghĩa vụ tám giờ ở công sở hay công trường rồi, sẽ thực hiện những việc làm "không công" cho xã hội và cho nhà nước" [51, tr. 150-151]. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa càng được củng cố thì tính chủ động, tích cực của nhân dân ngày một cao. Sự tham gia của hàng chục vạn người vào công tác hòa giải sẽ là một sự hỗ trợ rất lớn cho Nhà nước. Nhờ vậy, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có được sự ủng hộ rộng rãi từ phía xã hội, nguồn sức mạnh từ sự đoàn kết toàn dân, phát huy được sức sáng tạo của các tầng lớp dân cư trong việc thực hiện dân chủ. Đây là một trong những điều kiện để bảo đảm ổn định chính trị, đoàn kết các lực lượng xã hội vì mục tiêu chung của sự phát triển. Hòa giải còn là một biện pháp phát huy dân chủ ở cơ sở, làm cho mỗi thành viên trong xã hội nhận thấy rõ hơn trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân của mình khi tham gia vào công tác này. Bản thân hòa giải là một chế định dân chủ, nó có thể thu hút sự tham gia mang tính chất dân chủ của số đông các thành viên trong xã hội. Xã hội càng phát triển chừng nào thì quyền tự chủ, quyền dân chủ của công dân được thực hiện chừng ấy. Cùng với hương ước, những phong tục, tập quán tiến bộ, hòa giải sẽ phát huy tác dụng lâu dài trong đời sống của cộng đồng người Việt. Do đó, Đảng yêu cầu "coi trọng vai trò hòa giải của chính quyền kết hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở " [1, tr. 30], "tổ chức và hướng dẫn các hình thức nhân dân tự quản ở cơ sở và khu vực dân cư đối với những việc dân tự làm hoặc do Nhà nước ủy thác cho dân làm với sự hỗ trợ của Nhà nước như: hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ trật tự an ninh..." [3, tr. 47]. Pháp luật dân chủ ở cơ sở đã đề cập đến vấn đề này và đó là một trong những hướng rất quan trọng để kiện toàn tổ

Một phần của tài liệu Pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở và phương hướng hoàn thiện (Trang 82 - 84)