Nông nghiệp (NN).

Một phần của tài liệu chi tiết học phần địa lý kinh tế xã hội việt nam (Trang 26)

Cả Đông Bắc và Tây Bắc đều có khả năng phát triển tập đoàn giống cây trồng - vật nuôi đa dạng mang sắc thái cận nhiệt - ôn đới. Dựa vào thế mạnh của từng vùng mà giữa Đông Bắc và Tây Bắc lại có sự phát triển khác nhau về cơ cấu cây trông - vật nuôi và hướng CMH'...

● Đông Bắc. Trong cơ cấu thì trồng trọt vẫn chiếm tỉ trọng lớn (71%), chăn

nuôi (29%); Trong trồng trọt, thì cây LT chiếm 63,5%. Trong những năm qua vùng đã chú trọng đến phát triển các loại cây - con đặc sản. Đã hình thành một số vùng SX tập trung, CMH':

+ Vùng trọng điểm lúa - ngô thâm canh: Tràng Định, Hòa An, Đông Khê, Mường Lò, Yên Sơn. Năm 2005, diện tích trồng cây lương thực có hạt là 77,8 vạn ha, sản lượng 3197.700 tấn, bình quân 342 kg/người bằng 72% mức BQ chung của cả nước (477kg/ng). Cây lúa, diện tích là 55,56 vạn ha, sản lượng lúa 2.536.700 tấn

+ Vùng đậu tương: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Bắc Giang.

+ Vùng mía: Cao Lộc, Lộc Bình (Lạng Sơn), Văn Yên, Trấn Yên (Yên Bái), Tuyên Quang, Cao Bằng...

+ Vùng chè tập trung ở Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ và một vài nơi khác có điều kiện thuận lợi.

+ Các vùng cà phê ở Thái Nguyên (Phú Lương, Đại Từ, Đồng Hỷ); ở Lạng Sơn (Hữu Lũng, Tràng Định, Bình Gia); ở Cao Bằng ( Ngân Sơn, Hòa An và xung quanh thị xã); ở Tuyên Quang (Hàm Yên, Yên Sơn, Chiêm Hóa) và Yên Bái.

+ Các vùng cây ăn quả: Bắc Hà (Lào Cai), Ngân Sơn (Cao Bằng); Na ở Chi Lăng; Hồng ở Cao Lộc (Lạng Sơn); Vải thiều ở Lục Ngạn (Bắc Giang)...

+ Vùng chăn nuôi lợn: Việt Trì, Phong Châu (Phú Thọ) và xung quanh các KCN ở Hạ Long, Cẩm Phả, Đông Triều...). Năm 2005, đàn lợn 4,56 triệu con, trâu 1,22 triệu con, bò 67,5 vạn con

● Tây Bắc: dựa vào thế mạnh vốn có của vùng, một số ngành có xu hướng phát triển khá:

+ Chè là cây CN lâu năm có diện tích khá lớn, năm 1993 là 6.500 ha (10,25% diện tích chè cả nước), nhưng diện tích đang có xu hướng giảm (năm 2001 chỉ còn ~ 5.000 ha) thay vào đó là vùng đang phát triển cây cà phê.

+ Cây CN hàng năm, chủ yếu là mía tập trung nhiều nhất ở Hòa Bình (2.000 ha), Điện Biên, Bình Lư (diện tích nhỏ hơn). Các cây khác như đậu tương (11.600 ha), trồng phân tán trong vùng. Bông chủ yếu ở nông trường Tô Hiệu (S.La). SP cánh kiến đang phát triển ở H.Bình.

+ Chăn nuôi gia súc lớn là thế mạnh của vùng, bởi vì vùng có nhiều đồng cỏ liền dải, người dân có truyền thống chăn nuôi nổi tiếng như trâu Sông Mã (Sơn La), trâu đàn của người Thái, người Mường. Năm 2005, tổng đàn trâu là 45,31 vạn con (15,5 % đàn trâu cả nước); đàn bò 22,4 vạn con (4,0 % cả nước); đàn bò sữa phát triển mạnh ở Mộc Châu (Sơn La); Dê (Hòa Bình); Cừu (Sơn La); Ngựa (Lai Châu); Đàn lợn 1,25 triệu con (4,56% cả nước).

+ Cây lương thực, vùng có các cánh đồng miền núi khá màu mỡ ở Mường Thanh, Bắc Yên, Phù Yên, Văn Chấn, Bình Lư... Năm 2005, diện tích cây lương thực có hạt 30,9 vạn ha (4,70% cả nước), sản lượng 94,57 vạn tấn, BQLT/ng 369 kg (cây lúa, diện tích 15,28 vạn ha và sản lượng 54,28 vạn tấn). Trong cơ cấu cây lương thực: lúa chiếm 58,0% SLLT của vùng, còn lại là ngô và sắn (42,0 %). Tây Bắc đang hình thành một số vùng cây - con gắn với CNCB', tạo nguồn hàng hóa để xuất khẩu như: Chè Lương Sơn (Hòa Bình); Bò sữa, chè, cây ăn quả (Mộc Châu); Vùng cây ăn quả (Mai Châu); Vùng ngô, bông Mai Sơn (Sơn La); Vùng chè Tam Đường (Phong Thổ, Lai Châu)...

Một phần của tài liệu chi tiết học phần địa lý kinh tế xã hội việt nam (Trang 26)