- Định hướng chung:
5. ĐÔNG NAM BỘ (ĐNB).
Đông Nam Bộ bao gồm 6 tỉnh, Tp trực thuộc TW là Tp HCM, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. Diện tích 23.607 km2
( 7,1% diện tích toàn quốc). Dân số (2006) 12.067,5 ngàn người (14,10% dân số cả nước). Phía tây & tây nam liền kề với Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng lớn về nông nghiệp, lương thực - thực phẩm, cây ăn quả, vùng sản xuất lương thực - thực phẩm lớn nhất cả nước. Phía đông & đông nam giáp biển, giàu tài nguyên về hải sản, dầu khí và là nơi duy nhất khai thác dầu mỏ của nước ta. Phía bắc & đông bắc giáp với cao nguyên Trung phần và DH Nam Trung Bộ là nơi có tiềm năng lớn về cây công nghiệp (dài & ngắn ngày), có tài nguyên rừng vào loại giàu có nhất cả nước, có trữ lượng khoáng sản và thủy năng phong phú...
Đông Nam Bộ có điều kiện thuận lợi để xây dựng hệ thống cảng biển nước sâu (cảng Thị Vải - Vũng Tàu) tạo thành những cửa ra bên ngoài, lại nằm gần tuyến đường biển quốc tế dọc biển Đông thuộc loại nhộn nhịp nhất khu vực châu Á - TBD. Điều này tạo cho vùng có vị thế quan trọng đối với khu vực và cả nước.
Đây là vùng có tiềm lực kinh tế hơn hẳn các vùng khác. Có Tp HCM là trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ, KH-KT, đầu mối GT và giao lưu quốc tế; có lực lượng lao động dồi dào, tay nghề khá, có nhiều cơ sở đào tạo, NCKH, công nghệ, đang đóng góp tích cực vào sự phát triển của cả khu vực phía nam.
5.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
• Địa hình. Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng,
chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ xuống Đồng bằng sông Cửu Long với những vùng gò đồi lượn sóng. Phía nam của vùng có độ cao 20-200m, độ dốc phổ biển dưới 150, rải rác xuất hiện một số ngọn núi trẻ với độ cao địa hình thay đổi từ 200 - 600m. Nhìn chung địa hình thuận lợi cho sự tập trung hóa sản xuất nông nghiệp, đặc biệt cho phát triển công nghiệp, đô thị, GTVT, cấp nước, cấp điện.
• Khí hậu: Nằm trong miền khí hậu phía nam, Đông Nam Bộ có đặc điểm
của một vùng khí hậu cận xích đạo, với nền nhiệt cao và hầu như ít thay đổi trong năm. Đặc biệt, có sự phân hóa theo mùa (khô - mưa) phù hợp với hoạt động của gió mùa. So với Đồng bằng sông Cửu Long, thì Đông Nam Bộ có lượng mưa tương đối dồi dào 1.500 - 2.000mm/năm, khí hậu tương đối điều hòa, diễn biến thời tiết từ năm này qua năm khác rất nhỏ, ít có thiên tai, không gặp thời tiết quá lạnh, ảnh hưởng của bão hạn chế rất thuận lợi cho cây trồng. Tuy nhiên, do sự phân hóa mưa sâu sắc theo mùa nên mùa khô cũng thiếu nước cho sản xuất & sinh hoạt.
• Nguồn nước: S.Đồng Nai là hệ thống sông lớn thứ 3 cả nước. Lưu vực bao
trùm hầu hết các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Tp HCM, Lâm Đồng và một phần Đắc Lắc, Bình Thuận, Ninh Thuận, Long An và cả Bà Rịa - Vũng Tàu. Lưu lượng nước ~ 40,6 tỉ m3 (dòng chảy phát sinh tại chỗ 36,6 tỉ m3). Lượng mưa TB ~ 1.500 mm/năm (tương ứng ~ 183 tỉ m3). Trong vùng có 2 hồ chứa nước lớn là Dầu Tiếng và Trị An dung tích 3,6 tỉ m3. Ngoài ra, còn có một số hồ nhỏ ở phía đông, tổng dung tích khoảng 300 triệu m3. Như vậy, tổng lượng nước dự trữ trên mặt hàng năm lên tới gần 4,0 tỉ m3, đủ khả năng cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt trong vùng. Nguồn nước ngầm có trữ lượng khá lớn, ở độ sâu từ 50 - 200 m, phân bố tập trung ở khu vực Biên Hòa - Long An và Tp HCM. Tiềm năng thủy điện của vùng có tổng công suất 2.713 tỉ MW, khả năng cung cấp điện hàng năm gần 10,0 tỉ KWh.
• Đất đai.Tổng quĩ đất tự nhiên 2.360,9 ngàn ha, được chia làm 12 nhóm.
Quan trọng nhất là 3 nhóm đất có diện tích lớn nhất và chất lượng tốt (đất nâu - đỏ trên nền ba dan, đất nâu - vàng trên nền ba dan và đất xám trên nền phù sa cổ). Trong quĩ đất này, 46,3% đang sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, 36,0% vào lâm nghiệp, 5,6% chuyên dùng, 2,1% thổ cư, chưa sử dụng 10,0%. Đất cho sản xuất cây lương thực không thuận lợi, chủ yếu là cây công nghiệp dài và ngắn ngày. Phần phía đông của vùng thuận lợi cho xây dựng cơ bản và phát triển công nghiệp. Phần phía tây nam ít thuận lợi, đặc biệt là các triền đất mặn, khả năng chịu tải kém. Nhìn chung, đây cũng là vùng có mức độ sử dụng đất khá cao (đất chưa sử dụng chỉ còn 10,0%). Điều này nói lên trình độ phát triển khá mạnh của vùng và khả năng thu hút lớn tài nguyên đất vào sản xuất và đời sống.
• Rừng phân bố không đều giữa các tỉnh. Năm 2006, diện tích rừng là 463,5
ngàn ha; Trong đó, rừng tự nhiên 291,1 ngàn ha (nhiều nhất là Bình Phước (117,9 ngàn ha) và Đồng Nai (110,0 ngàn ha), các tỉnh ít nhất là Bình Dương (2.300 ha), Tp HCM (11.500 ha). Rừng trồng của vùng năm 2006 là 172,4 ngàn ha; nhiều nhất là Bình Phước (60.300 ha), Đồng (Nai 45.200 ha), ít nhất là Tây Ninh (9.100 ha), chủ yếu cung cấp gỗ dân dụng và củi đốt cho Tp HCM và Đồng bằng sông Cửu Long, nguyên liệu cho LH giấy Đồng Nai. Vùng có một phần vườn quốc gia Nam Cát Tiên nổi tiếng, do vậy việc giữ gìn vốn rừng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ MTST, cho các hồ chứa nước, giữ nước ngầm...
Bảng 6.20 . Cơ cấu sử dụng đất của vùng Đông Nam Bộ tại thời điểm 01/01/2006
SD CẢ NƯỚC 33121,2 28,4 43,6 4,2 1,8 22,0 Đông Nam Bộ 2360,9 46,3 36,0 5,6 2,1 10.0 TP. Hồ Chí Minh 209,9 37,0 16,1 13,7 9,8 23,4 Bà Rịa - Vũng Tàu 199,0 55,7 18,3 12,5 2,4 11,1 Đồng Nai 590,4 49,2 30,5 7,3 2,3 10,7 Tây Ninh 403,6 69,1 17,3 4,5 2,2 6,9 Bình Dương 269,6 76,0 4,7 11,2 2,7 5,4 Bình Phước 688,4 42,8 49,0 3,2 0,8 4,2
• Khoáng sản. Vùng có 243 mỏ với qui mô từ nhỏ đến lớn, chủ yếu là khoáng sản phi kim loại. Quan trọng nhất là dầu khí, trữ lượng dự báo ~ 4-5 tỉ tấn dầu và 485-500 tỉ m3 khí, đảm bảo cho ngành công nghiệp khai thác - CB' dầu khí. Nguồn bô xít ở trong vùng cũng khá lớn, ngoài ra còn có đá quí, zircon, nguyên liệu sản xuất VLXD như sét gạch ngói, sét cao lanh, đá xây dựng, đáp ốp lát, đá ong, cát thủy tinh. Trên đất liền, giá trị của các loại khoáng sản có thể xếp theo thứ tự sau: Đá ốp lát chiếm tỉ trọng lớn nhất (67% tổng giá trị các loại khoáng sản), đang được khai thác phục vụ cho xây dựng các công trình và đường sá trong vùng; sau đó là sét gạch ngói ở Phú Túc (Đồng Nai), các mỏ ở Bình Phước, Tây Ninh tuy nhỏ, nhưng chất lượng tốt; tiếp theo là cát thủy tinh (3%), có giá trị về xuất khẩu mỏ cát ở Bình Châu, Bà Rịa-Vũng Tàu là nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy thủy tinh Biên Hòa và xuất khẩu với khối lượng lớn. Các mỏ cao lanh (~ 130 triệu tấn) nhiều nhất Bình Dương, Bình Phước đang khai thác cho công nghiệp gốm sứ; tiếp đến là ti tan tập trung ở ven biển, khai thác rất dễ dàng gần cảng Vũng Tàu, Tp HCM thuận tiện cho xuất khẩu. Kế tiếp là puzơlan, khoáng sản quan trọng trong công nghiệp sản xuất xi măng ở miền Nam, nguyên liệu này rất cần cho nhà máy xi măng Hà Tiên. Ngoài ra, vùng còn có cuội sỏi tuy không nhiều nhưng đang được khai thác phục vụ cho xây dựng.
• Thủy sản. Với bờ biển khá dài ~ 100 km, vùng có tiềm năng thủy hải sản khá lớn, có ngư trường lớn. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản khoảng 55.100 ha (2005)
• Du lịch. Thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng có bãi biển Vũng Tàu, Long Hải,
Phước Hải, nơi nghỉ mát cuối tuần lý tưởng của nhân dân Tp HCM và phụ cận. Ngoài ra, Vũng Tàu cũng là trung tâm lớn về lưu trú và dịch vụ du lịch. Trong tương lai với sự phát triển du lịch, công nghiệp và các ngành dịch vụ khai thác dầu
khí... sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế và cả sự phân hóa lãnh thổ của vùng. Vấn đề đặt ra là giải quyết sự ô nhiễm môi trường biển do các sản phẩm dầu mỏ gây ra trong quá trình khai thác.
5.3. Tài nguyên nhân văn
Năm 2008, dân số 12,82 triệu người, tỉ suất tăng chủ yếu là gia tăng cơ giới do sức hút của các dòng nhập cư tới các đô thị nói riêng và của cả vùng nói chung nhờ tiềm năng to lớn và tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao. Gia tăng cơ học diễn biến phức tạp theo chiều hướng gia tăng. Chỉ riêng năm 1992 và 1993, tăng cơ học của vùng từ 0,61% lên 0,74% (riêng Tp HCM là 1,06% và 1,75%). Trên thực tế, biến động cơ học có thể còn cao hơn nữa, bởi số cư trú không có hộ khẩu khá đông (Tp HCM ~ 80 vạn). Do đó, mức tăng cơ học bình quân/năm có thể lên 2,0-2,4%.
Mật độ dân số (2008) khoảng 543 ng/km2 nhưng phân bố không đều. Cao nhất là Tp HCM 3155 ng/km2, tiếp theo là Bà Rịa - Vũng Tàu 484 ng/km2, Bình Dương 398 ng/km2, Đồng Nai 388 ng/km2, Tây Ninh 261 ng/km2, Bình Phước 122 ng/km2.
Cơ cấu trẻ, nhưng tỉ lệ dân số dưới và trên tuổi lao động thấp hơn so với cả nước, tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động lại cao hơn. Tỉ lệ nữ là 51,12% (cả nước 50,86%), Bình Dương (52,12%), Tp HCM là 51,75%, các tỉnh khác dao động từ 50,4% - 51,0%. Tỉ lệ biết chữ (≥15 tuổi) là 98%, cao nhất là Tp HCM 99,5%, Bà Rịa-Vũng Tàu 98,2%. ĐNBộ là vùng có trình độ ĐTH' khá cao, năm 2005 tỉ lệ này là 56,95% (cả nước 26,88%). Tốc độ gia tăng là 4 - 6%/năm.
Bảng 6.21. Tỉ lệ dân thành thị giữa các vùng lãnh thổ từ 1995 - 2008 (%)
1995 2000 2005 2008
Cả nước 20,70 24,20 26,88 28,10
Đồng bằng sông Hồng (*) 18,10 21,70 25,50 27,30 Miền núi-trung du phía
Bắc 12,60 14,00 15,10 15,60
Duyên hải miền Trung 16,50 19,50 21,50 22,60
Tây Nguyên 24,20 26,80 28,02 27,90
Đông Nam Bộ 49,00 55,70 56,95 58,00
Đồng bằng sông Cửu
Long 15,70 17,60 20,90 21,50
Trong những năm qua, không gian đô thị đang được mở rộng gắn với các KCN. Cụ thể, Tp HCM mở rộng về các huyện ngoại thành ở phía Tây và phía Nam. Ngoài ra, sẽ mở rộng về Tp Biên Hòa, Vũng Tàu. Các thị xã khác cũng được nâng cấp như Thủ Dầu Một, Bà Rịa, Xuân Lộc… thành những Tp cỡ từ 10 - 25 vạn dân; xây dựng Tp Mỹ Xuân gắn với KCN và tổ hợp công nghiệp điện chạy bằng khí cỡ 50 vạn dân; Nâng cấp tất cả các thị trấn hiện có và xây dựng các điểm đô thị mới. Như vậy qui mô và mức độ dân đô thị của vùng sẽ tăng lên theo hướng CNH' và HĐH'.
CSVC - KT của vùng tương đối tốt, thuận lợi cho quá trình PCLĐ theo lãnh thổ. Ba cực phát triển chính của vùng là Tp HCM, Biên Hòa và Vũng Tàu. LLLĐ có kĩ thuật khá dồi dào, rất nhạy bén với những tiến bộ của KH-KT, tính năng động cao với nền sản xuất hàng hóa, đã quen với kinh doanh trên thị trường.
Tài nguyên VH, lịch sử với các di tích khá tập trung với mật độ cao nhất so với các vùng ở phía Nam như Nhà Bè, tòa thánh Tây Ninh, Dinh Độc Lập, địa đạo Củ Chi, tất cả đều có ý nghĩa trong việc hình thành và phát triển du lịch. Có thể khẳng định rằng, tài nguyên nhân văn của Đông Nam Bộ rất phong phú và đa dạng. Nếu tổ chức và khai thác hợp lý, chắc chắn sẽ mang lại lợi ích to lớn cho hoạt động KT-XH của vùng.
5.4. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội. 5.4.1. Về sự phát triển.
Đây là vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao 11 - 12% (cả nước là 8,2%). Với mức tăng trưởng đó, tỉ trọng GDP của vùng so với cả nước tăng từ 26,2% (1990) lên 29,8% (1997) và 36,6% (2002). Giá trị gia tăng BQ/người năm 2002 đạt 17,84 triệu đồng (gấp 2,6 lần BQ chung cả nước). Về cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch: Tỉ trọng N - L - TS giảm từ 21,1% (1990) xuống 10,9% (1997) và 6,3% (2002); tỉ trọng công nghiệp tăng tương ứng từ 37,5% lên 58,9% và 59,2%.
5.4.2. Các ngành kinh tế chủ yếu: